Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".

131507-bo-tu-phap-my-va-hang-boeing-dat-duoc-thoa-thuan-dan-xep-su-co-may-bay-737-max.jpg
Biểu tượng Boeing trên thân máy bay 737 MAX. Ảnh: Reuters/TTXVN

Theo các nguồn thạo tin, Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng", trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Các nguồn tin giấu tên cho biết, Trung Quốc cũng đã yêu cầu các hãng vận tải nước này tạm dừng mọi hoạt động mua sắm thiết bị và phụ tùng liên quan đến máy bay từ các công ty Mỹ.

Theo các nguồn tin, lệnh này được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố thuế quan trả đũa 125% đối với hàng hóa Mỹ vào cuối tuần qua. Chỉ riêng các mức thuế đó đã đủ khiến chi phí máy bay và phụ tùng do Mỹ sản xuất tăng hơn gấp đôi, khiến việc các hãng hàng không Trung Quốc tiếp nhận máy bay Boeing trở nên không khả thi.

Quảng cáo

Các nguồn tin cũng tiết lộ chính phủ Trung Quốc đang xem xét các biện pháp hỗ trợ những hãng hàng không thuê máy bay Boeing và đối mặt với chi phí gia tăng.

Số liệu từ công ty theo dõi ngành công nghiệp hàng không Aviation Flights Group cho thấy, khoảng 10 máy bay Boeing 737 MAX đang chuẩn bị gia nhập đội bay của các hãng hàng không Trung Quốc, trong đó các hãng China Southern Airlines, Air China và Xiamen Airlines, mỗi hãng có 2 chiếc.

Một số nguồn tin nhận định, thủ tục giấy tờ giao hàng và thanh toán cho một số máy bay này có thể đã hoàn tất trước khi thuế quan đối ứng do Trung Quốc công bố ngày 11/4 có hiệu lực vào ngày 12/4. Do đó, các máy bay này có thể được phép đưa vào Trung Quốc theo từng trường hợp cụ thể.

Đối với Boeing, đây là trở ngại mới tại một trong những thị trường bán máy bay lớn nhất thế giới. Nhà sản xuất máy bay Mỹ đã cảnh báo rằng một cuộc tranh chấp thương mại leo thang có thể gây tổn hại cho chuỗi cung ứng vốn đã chịu căng thẳng nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19 và chỉ mới có dấu hiệu phục hồi gần đây.

Dù vậy, nhà phân tích Sheila Kahyaoglu của ngân hàng đầu tư Jefferies nhận định rằng có khả năng tình trạng này chỉ là tạm thời, khi phía Trung Quốc sử dụng điều này như một con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 20% nhu cầu máy bay toàn cầu trong hai thập kỷ tới. Năm 2018, gần 25% sản lượng của Boeing đã được dành cho thị trường này. Nhưng nhà sản xuất máy bay Mỹ đã không công bố đơn đặt hàng lớn nào ở Trung Quốc trong những năm gần đây do căng thẳng thương mại và nhiều vấn đề khác.

Cuộc tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đặt Boeing vào thế khó xử, mặc dù tình hình còn nhiều biến động và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Ông Trump mới đây đã công bố một số miễn trừ trong chính sách áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng như điện thoại thông minh, máy tính, chip xử lý và nhiều thiết bị điện tử khác.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên rằng Mỹ "chưa" đàm phán với Trung Quốc về thuế quan, đồng thời gọi các mức thuế cao của cả hai nước hiện nay là “không bền vững”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết