Walmart tiếp tục thống trị thị trường Mỹ

Theo dữ liệu từ công ty phân tích người tiêu dùng Numerator, đây là năm thứ ba liên tiếp, cứ 5 USD người Mỹ chi tiêu cho hàng tạp hóa thì có hơn 1 USD được tiêu tại Walmart.

vna-potal-my-chuoi-sieu-thi-walmart-ngung-ban-1-so-loai-dan-stand-20250409080301.jpg
Một cửa hàng Walmart tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Vị thế thống trị của Walmart trên thị trường hàng tạp hóa Mỹ dường như chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo dữ liệu từ công ty phân tích người tiêu dùng Numerator, đây là năm thứ ba liên tiếp, cứ 5 USD người Mỹ chi tiêu cho hàng tạp hóa thì có hơn 1 USD được tiêu tại Walmart. Thị phần của riêng thương hiệu Walmart tại Mỹ, không tính Sam's Club (cũng thuộc sở hữu của Walmart), ở mức 21,2%.

Con số này giúp quy mô mảng tạp hóa của Walmart tại Mỹ lớn hơn gấp đôi so với đối thủ gần nhất là Kroger. Trên thực tế, doanh số gộp của cả bốn chuỗi siêu thị thuần túy (chỉ kinh doanh chủ yếu tạp hóa) lớn nhất, gồm Kroger, Albertsons, Publix và Ahold Delhaize, mới có thể vượt qua được Walmart.

Tuy nhiên, dù Walmart rất lớn mạnh, song dường như đối thủ đang cạnh tranh doanh số của các chuỗi siêu thị truyền thống lại không phải là họ, mà là Costco.

Chuỗi bán buôn có trụ sở tại Issaquah, Washington đã liên tục giành thêm thị phần chi tiêu cho hàng tạp hóa kể từ ít nhất năm 2019.

Trong hai năm qua, Costco đã nâng thị phần của mình thêm gần một điểm phần trăm, từ 7,6% vào năm 2023 lên 8,5% hiện tại. Đây là một thành tích không hề nhỏ trong ngành tạp hóa vốn cực kỳ cạnh tranh và nổi tiếng với biên lợi nhuận thấp.

Quảng cáo

Việc Costco tập trung vào một danh mục sản phẩm hạn chế nhưng bán theo số lượng lớn khiến chuỗi này sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu chi tiêu tạp hóa của một hộ gia đình. Tuy nhiên, họ đang có vị thế thuận lợi để chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong chi tiêu đó.

Mức tăng thị phần của cả Walmart và Costco trong những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh người tiêu dùng Mỹ tìm kiếm nhiều cách hơn để tối ưu hóa ngân sách gia đình.

Cả hai chuỗi siêu thị này đều chứng kiến số lượng giao dịch và doanh số bán hàng tăng lên trong bối cảnh kinh tế bất ổn, trong khi các đối thủ cạnh tranh lại gặp nhiều khó khăn hơn để đạt được mục tiêu doanh số của mình.

Mỗi nhà bán lẻ này cũng kinh doanh rất hiệu quả nhiều mặt hàng khác ngoài thực phẩm, và doanh số từ các mặt hàng tổng hợp này thường mang lại lợi nhuận cao hơn so với hàng tạp hóa. Cơ cấu sản phẩm đa dạng này có thể giúp bù đắp cho mức lợi nhuận thấp hơn từ các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, những thứ thu hút người mua sắm quay lại mỗi tuần.

Theo Numerator, Walmart, Sam's Club và Costco hiện chiếm tổng cộng hơn 33,7% chi tiêu cho hàng tạp hóa tại Mỹ, tăng đáng kể so với mức 30,1% cách đây 5 năm.

Trong hơn hai năm qua, Walmart đã nhận thấy ngày càng nhiều khách hàng có thu nhập sáu chữ số mua sắm trên trang web và tại các cửa hàng của mình. Theo báo cáo tài chính quý III của năm tài khóa 2024-2025, các hộ gia đình có thu nhập trên 100.000 USD chiếm 75% mức tăng thị phần của Walmart.

Những khách hàng mới hơn và thường xuyên hơn này đã giúp hỗ trợ tham vọng bán các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn của công ty, như quần áo và đồ gia dụng. Họ đang thúc đẩy doanh số thương mại điện tử của Walmart, vốn đã tăng trưởng hai chữ số trong 10 quý liên tiếp. Nhóm tiêu dùng này có thể thúc đẩy các nguồn doanh thu mới hơn của Walmart, như chương trình thành viên dựa trên đăng ký Walmart+ và mảng kinh doanh quảng cáo Walmart Connect.

Ông Brad Thomas, một nhà phân tích bán lẻ và giám đốc điều hành tại KeyBanc Capital Markets, cho biết các dịch vụ kỹ thuật số mở rộng của Walmart đã giúp thuyết phục những người mua sắm có thu nhập cao hơn thử trải nghiệm. Một số khách hàng mới hơn hoặc thường xuyên hơn đó đã tham gia Walmart+. Chương trình này cung cấp các lợi ích như giao hàng miễn phí, tương tự như Amazon Prime, và được xem là một cách để Walmart cạnh tranh với Amazon trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng