Giá dầu nhích nhẹ bất chấp lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu

Giá dầu tại thị trường châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/4, nhưng vẫn chịu áp lực bởi những bất ổn xung quanh đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

143603-gia-dau-the-gioi-tiep-tuc-giam-ngay-30-1-2023.jpg
Trong ảnh: Một giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá dầu tại thị trường châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/4, nhưng vẫn chịu áp lực bởi những bất ổn xung quanh đàm phán thương mại Mỹ - Trung, làm gia tăng lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu. Đồng thời, khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, tăng sản lượng cũng “phủ bóng đen” lên triển vọng của thị trường dầu mỏ.

Mở cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent và dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ cùng tăng phiên thứ ba liên tiếp, với mức tăng đều là 9 xu Mỹ, lần lượt lên các mức 66,96 USD/thùng và 63,11 USD/thùng.

Quảng cáo

Ông Michael McCarthy, Giám đốc điều hành nền tảng giao dịch trực tuyến Moomoo Australia, nhận định: "Việc thiếu tin tức đang đẩy giá dầu nhích nhẹ, giữa bối cảnh giới đầu tư đang ở vị thế bán trước thềm cuộc họp OPEC+ ngày 5/5, nơi dự kiến nhóm sẽ có quyết định tăng sản lượng, cùng với việc sản lượng dầu tại Mỹ gia tăng đáng kể".

Một số thành viên OPEC+ dự kiến sẽ đề xuất tăng tốc độ nâng sản lượng trong tháng thứ hai liên tiếp tại cuộc họp ngày 5/5 tới.

Tuần trước, kỳ vọng dư cung và lo ngại về tác động của các biện pháp thuế quan đối với kinh tế toàn cầu đã khiến giá dầu Brent và WTI cùng giảm hơn 1%.

Thị trường dầu thời gian qua cũng chịu tác động bởi những tín hiệu trái chiều từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chính phủ Trung Quốc về tiến triển trong việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại, vốn được cho là có thể kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Nhiều đại biểu tham dự các cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa thống nhất trong các yêu cầu đối với các đối tác thương mại bị ảnh hưởng bởi các biện pháp thuế của Mỹ.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ tại Oman trong tuần này. Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cho biết ông vẫn "hết sức thận trọng" về khả năng đạt được thỏa thuận.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4