Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu tăng ngay cả khi mà giá của nhiều loại tài sản rủi ro giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lần thứ 4 trong năm.
Thị trường được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu tại Mỹ giảm bởi nhiều nhà máy sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất trước khi mùa đốt nóng tại các nước bắc bán cầu đến.
Thị trường dầu như vậy duy trì được đà năng ngay cả khi mà cổ phiếu giảm và đồng USD tăng giá sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định hiện vẫn còn quá sớm để nói đến khả năng hãm tốc độ nâng lãi suất.
Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,51USD/thùng tương đương 1,6% lên 96,16USD/thùng trên thị trường London. Còn trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,63USD/thùng tương đương 1,8% lên 90USD/thùng. Mức tăng của giá dầu giảm bớt sau tuyên bố chính sách mới nhất từ Fed.
Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản nhằm làm giảm lạm phát tiêu dùng hiện đã leo lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ, dù rằng ngân hàng trung ương này phát đi thông điệp các đợt nâng lãi suất trong tương lai sẽ có thể có mức độ thấp hơn.
Cho đến nay, động thái của Fed chưa ảnh hưởng làm suy giảm thị trường lao động dù rằng cũng cần phải xét đến việc động thái chính sách tiền tệ luôn có độ trễ.
Ông Powell khẳng định rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói đến việc chấm dứt các đợt nâng lãi suất. Phố Wall đã để mất thành quả tăng điểm còn thị trường trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ suy giảm, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ leo thang.
Thêm dấu hiệu mới đáng lo ngại về nguồn cung năng lượng toàn cầu. Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm khoảng 3,1 triệu thùng trong tuần, theo số liệu của liên bang. Dự trữ xăng và các sản phẩm năng lượng khác chỉ tăng rất nhẹ trước thềm mùa sưởi ấm của các nước bắc bán cầu, còn nhu cầu được dự báo sẽ tăng nhanh.
Chuyên gia năng lượng cao cấp tại quỹ CIBC Private Wealth, bà Rebecca Babin, nhận xét: “Rõ ràng hiện đang có quá nhiều sự tập trung về các yếu tố cung cầu, cái mà chúng ta chứng kiến trong công bố của EIA mới đây, đồng thời người ta cũng cần phải nhìn xem biện pháp trừng phạt từ phía Nga sẽ có ảnh hưởng như thế nào”.
Biện pháp cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12/2022. Quyết định này là để phản ứng lại việc Nga để cho căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Động thái từ phía EU nhiều khả năng cũng sẽ hạn chế khả năng của Nga trong việc vận chuyển và cung cấp dầu thô ra khắp thế giới và nhiều khả năng sẽ giảm nguồn cung trên thị trường.
Sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 10/2022 giảm lần đầu tiên tính từ tháng 6/2022, đó là còn chưa nói đến việc sản lượng thực của OPEC thấp hơn 1,36 triệu thùng/ngày so với ngưỡng mục tiêu trước đó.
Dự trữ các sản phẩm xăng dầu của Mỹ giảm đáng kể, thực tế nfy không khỏi khiến nhiều chuyên gia phân tích tin rằng việc dự trữ chiến lược của Mỹ ngừng cung cấp ra thị trường sẽ làm suy giảm đi một lượng cung cụ thể có thể gây sức ép lên thị trường hơn nữa.
Chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates tại Houston, ông Andrew Lipow, nhận xét: “Cứ mỗi tuần trôi qua, Mỹ lại đang rút nguồn cung đi một chút. Thực tế này khiến nhiều người dự báo về khả năng rồi ngành này sẽ đi về đâu khi mà không tiếp tục còn dự trữ cung cấp”.