Doanh thu bán lẻ giảm mạnh hơn dự kiến

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 đã giảm 0,6% so với tháng 10/2022 xuống 689,4 tỷ USD, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2021, sau khi tăng 1,3% trong tháng 10.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 giảm mạnh hơn dự kiến, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn được hỗ trợ nhờ sự thắt chặt của thị trường lao động, với số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 tháng.

Doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 đã giảm 0,6% so với tháng 10/2022 xuống 689,4 tỷ USD, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2021, sau khi tăng 1,3% trong tháng Mười. Trước đó, các nhà phân tích đã dự báo doanh số bán hàng chỉ giảm 0,1%.

Các nhà kinh tế lưu ý rằng giá hàng hóa giảm trong tháng 11/2022 có thể ảnh hưởng đến doanh thu bán lẻ trong tháng. Các chương trình giảm giá của các nhà bán lẻ cũng có thể một nhân tố làm giảm doanh thu. Doanh số bán lẻ chủ yếu là hàng hóa và không được điều chỉnh theo lạm phát.

Nhà kinh tế Daniel Silver tại JPMorgan nhận định tại thời điểm này, thật khó để biết liệu tình trạng sụt giảm doanh thu trong tháng trước có phải là sự thay đổi cơ bản trong xu hướng hay sự hạ nhiệt không thể tránh khỏi sau đợt tăng mạnh chi tiêu trong tháng 10.

Will Compernolle, nhà kinh tế cấp cao tại FHN Financial ở New York, cho rằng nếu tính đến tình trạng thiểu phát hàng hóa và mức chi tiêu mạnh trong tháng Mười, vẫn còn quá sớm để gọi đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định số liệu bi quan về doanh số bán hàng cho thấy chi phí đi vay cao hơn và nguy cơ suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình. Các khoản tiết kiệm, vốn giúp người tiêu dùng chống lại lạm phát, đang giảm dần. Tỷ lệ tiết kiệm trong tháng Mười đã xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2005.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 14/12 đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,25-4,5%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Lãi suất cao hơn đang gây sức ép cho hoạt động sản xuất. Một báo cáo riêng từ Fed cho thấy sản lượng sản xuất đã giảm 0,6% trong tháng 11/2022.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong quý 3/2022 sau khi thu hẹp trong nửa đầu năm nay.

Theo Bnews

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE