ĐHĐCĐ TPBank: Chia cổ tức 25%, kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ đồng

Sáng nay (ngày 23/4), Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của TPBank.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của TPBank.

Kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ đồng, "gánh nặng" đã bỏ lại phía sau

Năm nay, Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 34,2% so với năm trước.

Dự kiến đến cuối năm nay, tổng tài sản của ngân hàng sẽ mở rộng thêm 9,4% lên 390 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tăng 15,8%, đạt 252,8 nghìn tỷ đồng. Tổng huy động dự kiến tăng 3,3% lên 327 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu kiểm soát dưới 2,5%.

screen-shot-2024-04-22-at-91926-pm-8164-9036.png
Kế hoạch kinh doanh năm 2024 của TPBank

Trước đó, trong năm 2023, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 5.589 tỷ đồng, hoàn thành 64% kế hoạch lợi nhuận năm.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, nguyên nhân ngân hàng không hoàn thành kế hoạch là do năm 2023 điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên toàn hệ thống điều chỉnh giảm dần qua các quý trong khi nhiều ngành nghề kinh doanh sụt giảm hoạt động nên sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm do khủng hoảng của ngành và việc siết chặt của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực bán bảo hiểm nhân thọ. Tăng trưởng tín dụng mới gặp khó khăn do tác động của tình hình kinh tế và chính sách của cơ quan quản lý.

Kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp, người dân. Điều này khiến nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh, làm gia tăng việc trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, điểm tích cực, theo Tổng giám đốc TPBank là ngân hàng đã "trút" hết gánh nặng trong năm 2023, trích lập dự phòng gần như đầy đủ nên sẽ không còn nhiều khó khăn trong năm nay.

"Năm ngoái TPBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18%, nhưng đến cuối năm đạt 18,8%, đây là con số đáng khích lệ. Margin sụt giảm do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động nhưng nhờ tệp khách hàng lớn mang lại lợi ích về CASA giúp ngân hàng có nguồn vốn giá rẻ, nhờ đó có thể cải thiện NIM", ông Hưng nói.

Tổng giám đốc TPBank cho biết, năm nay, ngân hàng sẽ tiến hành rà soát và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy trên toàn hệ thống, đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2024 theo quy định của NHNN, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đặc biệt, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (Hafic) để TPBank có công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Quảng cáo

Chi cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên 26.419 tỷ đồng

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, sau khi nộp thuế thu nhập, trích các quỹ và nộp ngân sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng LC theo Kết luận số 324/TP-VPCP của Thủ tướng Chính phủ, tổng lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng là 7.674 tỷ đồng.

HĐQT ngân hàng đề xuất phương án chia cổ tức 25%, trong đó, chi bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% và chi bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Đây là kế hoạch được ngân hàng đưa ra chỉ một ngày trước đại hội. Trước đó, trong tài liệu công bố hồi cuối tháng 3, TPBank dự kiến sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2023.

"Ban đầu chúng tôi chưa có ý định chia cổ tức. Nhưng khi xem xét tổng thể toàn diện thì chúng tôi muốn cổ đông sẽ có thêm cổ tức tiền mặt bên cạnh cổ tức bằng cổ phiếu, như vậy cổ đông cũng sẽ phấn khởi hơn. Cố gắng các năm sau cũng sẽ duy trì được như vậy", ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết.

Nguồn thực hiện chi trả được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ đến thời điểm 31/12/2023 theo BCTC đã được kiểm toán của ngân hàng.

Sau khi thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ tăng từ 22.016 tỷ đồng lên 26.419 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự kiến sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt, thời gian thực hiện cụ thể do HĐQT quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

TPBank cho biết, số vốn tăng thêm từ việc phát hành cổ phiếu sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đồng thời, bổ sung vốn trung dài hạn, phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng.

Trước đó, trong năm 2023, TPBank cũng đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Đồng thời, ngân hàng cũng phát hành gần 620 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 39,19% từ nguồn lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 (1.536 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (2.561 tỷ đồng) và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022. Sau khi chi trả cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng.

Dư nợ của Novaland và Hưng Thịnh không còn nhiều

Trả lời câu hỏi của cổ đông liên quan đến dư nợ cho vay nhóm khách hàng Novaland, Hưng Thịnh, ông Nguyễn Hưng cho biết, hiện dư nợ của Novaland không nhiều, chỉ còn một khoản trái phiếu và một khoản vay và vào dự án khá tốt đang khởi động lại.

"Chúng tôi đánh giá thu hồi nợ cao. Còn lại các khoản vay cá nhân không cho vay nhiều, chỉ trên dưới 3.000 tỷ. Khi thị trường bất động sản ấm hơn thì rủi ro cũng sẽ giảm", ông Hưng cho biết.

Đối với dư nợ của Hưng Thịnh, Tổng giám đốc TPBank thông tin đã được xử lý xong các khoản nợ lớn, chuyển nhượng cho người khác mua lại.

Với công ty tài chính tiêu dùng Hafic, lãnh đạo TPBank cho biết, ngân hàng hiện đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ để công ty tự phục hồi. Hiện NHNN đang trình phương án lên Chính phủ xem xét phê duyệt.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất