ĐHĐCĐ DDG: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, tiết lộ bắt tay 2 đối tác

Dù doanh thu đặt mục tiêu vượt 1.000 tỷ nhưng với chi phí tăng, DDG dự kiến lãi giảm mạnh hơn 72% so với thực hiện năm trước.

Bà Trần Kim Sa, CEO DDG chia sẻ về tình hình kinh doanh - Ảnh: Huyền Châm
Bà Trần Kim Sa, CEO DDG chia sẻ về tình hình kinh doanh - Ảnh: Huyền Châm

Sáng nay (28/6), CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (mã DDG) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tại TP.HCM.

Theo báo cáo, năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu hơn 974 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% và lợi nhuận sau thuế hơn 44 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2021.

Năm qua, công ty từng bước thực hiện phương án mua lại trái phiếu trước hạn từ chủ sở hữu, đồng thời đạt được thỏa thuận gia hạn trái phiếu đến hạn trong tháng 5/2023.

Năm 2023, căn cứ tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình chung của ngành và kinh doanh thực tế của công ty, đại hội thông qua kế hoạch kinh doanh do HĐQT DDG đề xuất với doanh thu dự kiến là 1.080 tỷ, tăng 10,8%; lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với thực hiện 2022.

Quý 1/2023, DDG ghi nhận doanh thu đạt 159 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ, lãi sau thuế chưa đầy 200 triệu đồng, giảm đến 99% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

Chia sẻ về tình hình kinh doanh, bà Trần Kim Sa, Tổng giám đốc DDG cho biết, các nhà máy hiện đang hoạt động bình thường nhưng với công suất thấp do khách hàng giảm sản lượng. Hiện tại công ty cũng đang định hướng lại một số mặt hàng cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.

Lãnh đạo DDG cho biết, dự kiến quý 3 công ty sẽ ký thêm các hợp đồng. Theo tìm hiểu, DDG hợp tác với hai đơn vị gồm PVchem và Ecooil. Trong đó, với PVchem mục đích hợp tác để gia công bồn áp lực, kết cấu dầu khí, kết cấu trụ điện gió cho Taijin ở Việt nam.

Về thương mại, bà Sa cho biết, nhiều khách hàng vừa qua đã kinh doanh viên nén gỗ, nhưng khi xuất khẩu không được hoàn thuế. Việc không được hoàn thuế sẽ gây ảnh hưởng đến công ty. Nhà nước hiện đang rất khẩn trương xử lý việc này.

Đại hội đã thông qua phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ nhằm mục đích thanh toán tiền vay ngân hàng. Giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP. Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến là hơn 798 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3, 4/2023.

Bà Trần Kim Sa, Tổng giám đốc công ty chia sẻ, do tình hình kinh doanh giảm, các khoản nợ vay đến hạn cần có dòng vốn phù hợp nên mới trình phát hành thêm 200 tỷ để hoàn trả cho các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng.

Đại hội cũng thông qua tờ trình thay đổi phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2022, với số tiền 28 tỷ đồng. DDG sẽ thu hồi số tiền này để bổ sung nguồn vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh, thay vì để thanh toán tiền mua văn phòng cho công ty.

Đại hội cũng thông qua đơn từ nhiệm của Trưởng ban kiểm soát Huỳnh Phước Nguyên và Thành viên Ban kiểm soát Lê Danh Thủ. Đồng thời, tiến hành bầu bổ sung 2 thành viên là ông Châu Vĩnh Nghiêm và bà Chu Hồng Nhung.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm