ĐHĐCĐ Hòa Bình: Chủ tịch Lê Viết Hải nhận trách nhiệm khi chưa đưa Hòa Bình phát triển như kỳ vọng

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HBC gửi lời xin lỗi tới cổ đông vì kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch cũng như để xảy ra những biến cố thời gian qua làm ảnh hưởng tới ban lãnh đạo, thương hiệu doanh nghiệp.

Chiều ngày 27/6, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) tiến hành đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Dù thông báo đại hội tiến hành từ 13 giờ 30 nhưng phải đến 16 giờ 30 ĐHĐCĐ HBC mới đủ điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định.

Tại đại hội, cổ đông dành sự chú ý tới sự xuất hiện của hàng loạt lãnh đạo vốn là đối thủ của Hòa Bình như: Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons; ông Trần Quang Tuấn, Chủ tịch Central; ông Nguyễn Khắc Đồng, Tổng giám đốc của An Phong.

chu-tich-hbc-9924-4933.jpg

Ông Lê Viết Hải chia sẻ thông điệp tới cổ đông - Ảnh: Huyền Châm

Trong thông điệp gửi tới cổ đông của mình, ông Lê Viết Hải gửi lời cảm ơn cổ đông, đối tác đã có mặt.

Ông Hải nêu, năm 2022 và 2023 có thể nói là thời kỳ khó khăn nhất trong suốt 35 năm xây dựng tập đoàn. 5 năm gần đây có nhiều biến cố bất lợi cho ngành xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, bất động sản du lịch, là hai lĩnh vực chủ yếu của tập đoàn.

“Từ 2017, ngành xây dựng Việt Nam gặp những khó khăn do có ít dự án được cấp phép xây dựng, trong khi nguồn lực ngành vẫn tăng liên tục và sự mất cân đối giữa cung cầu gây ra những bất lợi lớn cho các nhà thầu. Chưa bao giờ ngành xây dựng rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt như vậy. Có những doanh nghiệp chấp nhận bỏ giá thấp hơn để có công ăn việc làm”, Chủ tịch HBC cho biết.

Cũng theo Chủ tịch HBC, giai đoạn năm 2020 - 2021 cuộc chiến đại dịch giáng đòn nặng nề lên kinh tế thế giới và Việt Nam với nhiều hệ lụy cho ngành xây dựng, riêng HBC doanh thu giảm 40%.

Đến cuối năm 2021 đầu năm 2022, hệ quả đại dịch gây ra biến động giá cả vật tư, nhân công một lần nữa cuốn đi lợi nhuận nhỏ nhoi còn lại của ngành, trong đó chính sách Zero Covid của Trung Quốc càng làm cho tình hình khó khăn hơn, tác động xấu tới kinh tế, tới doanh nghiệp.

Đầu năm 2022 lại xảy ra cuộc chiến ở Đông Âu khiến hy vọng khôi phục kinh tế sau đại dịch, toàn bộ kinh tế thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng. Các dự án bất động sản du lịch không thể bán, khai thác hiệu quả bởi không có nguồn khách quốc tế.

Quảng cáo

Chủ tịch HBC cho biết, biến động tiêu cực thế giới và Việt Nam suốt những năm qua khiến doanh nghiệp xây dựng đã khó khăn càng khó khăn hơn. Năm 2022 doanh thu theo dự thảo BCTC kiểm toán của công ty là 14.154 tỷ đồng, lần đầu tiên HBC báo lãi âm hơn 2.500 tỷ đồng.

“Là người chèo lái con thuyền Hòa Bình, tôi xin nhận trách nhiệm của mình khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa Hòa Bình phát triển như kỳ vọng, theo đúng tầm nhìn chiến lược đã xác định, chưa xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của quý cổ đông. Tôi cũng xin chân thành nhận trách nhiệm của người giữ vị trí cao nhất trong tập đoàn khi đã để xảy ra một số sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo và thương hiệu Hoà Bình vốn lâu nay được xem là công ty điển hình về văn hóa doanh nghiệp giàu tính nhân văn, đặc trưng và đậm chất hòa bình", ông Lê Viết Hải chia sẻ thông điệp.

Ông Lê Viết Hải cũng cho biết: "Không hổ thẹn với chính mình hoặc bất cứ một ai khi khẳng định rằng tôi đã đem hết nỗ lực và làm tất cả những gì có thể làm được để giúp công ty vượt qua mọi khó khăn trong mấy năm qua. Những quyết định của tôi trong bất cứ tình thế nào đều được đưa ra trên nguyên tắc bảo vệ cho quyền lợi cao nhất của cổ đông, dù lắm khi phải hy sinh quyền lợi của riêng mình. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của Quý Cổ đông về những khó khăn, thách thức mà tôi đã gặp phải và cảm thông cho tôi về kết quả kinh doanh này”.

Cũng theo Chủ tịch HBC, trong giông bão, Hòa Bình lùi lại một bước để làm mới bản thân bằng chiến lược tái cấu trúc toàn diện với quyết tâm đưa Hòa Bình vượt qua thách thức và dần ổn định để tiếp tục phát triển và khôi phục vị thế vốn có của mình. Kế hoạch tái cấu trúc toàn diện đã được HĐQT và Ban điều hành Hòa Bình bắt tay vào triển khai rất quyết liệt và sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp quan trọng do tân Tổng giám đốc Lê Văn Nam đề xuất bao gồm: Tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nguồn nhân lực; tái cấu trúc sản phẩm và thị trường; tái cấu trúc hệ thống quản lý; tái cấu trúc hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết.

Ông Hải thông tin, đến ngày 23/6/2023 đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng và thành công trong việc hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế lên đến 2.059 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu của Hòa Bình không những sẽ trở lại như cũ mà còn cao hơn nhiều so với những năm trước.

“HĐQT và Ban Điều hành nhận định rất rõ rằng khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời, khi sóng gió qua đi Hòa Bình sẽ tiếp tục phát triển và nhất định sẽ khôi phục lại vị thế vốn có của mình và sẽ lại bứt phá mạnh mẽ trong nay mai bởi có một quy luật của tạo hoá “Bĩ cực thái lai” và “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Với nhiều tín hiệu lạc quan trong thời gian vừa qua cùng một chiến lược phát triển thị trường đầy sáng tạo, HĐQT đã quyết định vẫn giữ mục tiêu doanh thu năm 2023 đã xác định từ đầu năm là 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận 125 tỷ đồng. Đó là một mục tiêu đầy thử thách nhưng bằng nhiều sáng kiến và những nỗ lực vượt bậc chúng tôi đánh giá đó không phải là một mục tiêu bất khả thi”, Chủ tịch HBC chia sẻ với cổ đông.

Điều chỉnh mục tiêu lãi tăng lên 125 tỷ đồng

Về nội dung đại hội, so với tài liệu công bố trước đó, ngay tại đại hội, HBC điều chỉnh kế hoạch doanh thu tăng từ 7.500 tỷ đồng lên 12.500 tỷ đồng; lợi nhuận tăng từ 100 tỷ đồng lên 125 tỷ đồng.

Một nội dung được chú ý tại đại hội lần này là kế hoạch miễn nhiệm 5/8 thành viên trong HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2024 hiện tại. Cùng với đó, HBC cũng đề xuất giảm số lượng thành viên HĐQT từ 8 xuống còn 6, trong đó có 2 thành viên độc lập, 2 thành viên không điều hành.

Nhằm đảm bảo đủ số lượng thành viên HĐQT, ông Lê Viết Hải với tư cách là cổ đông lớn đã đề cử 2 cá nhân gồm Tổng giám đốc HBC Lê Văn Nam; bà Nguyễn Thị Lượt, Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Queen Hotel; bà Vũ Thị Hòa, Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH ALB & Partners.

HBC dự kiến phát hành hơn 4,6 triệu cổ phiếu ESOP theo phương án được ĐHĐCĐ 2020 thông qua. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty đề xuất sẽ không thực hiện do tình hình không thuận lợi. Mặt khác, do năm 2022 không có lợi nhuận nên HBC cũng sẽ không phát hành quyền mua cổ phiếu.

HBC cũng lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và nhà nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm huy động nguồn vốn để bổ sung vốn lưu động cũng như xử lý các khoản nợ gồm hoán đổi nợ với đối tác, thanh toán nợ vay từ phát triển dự án.

Giá phát hành sẽ do HĐQT quyết định nhưng sẽ không thấp hơn 12.000 đồng/cổ phiếu. Nếu đợt chào bán diễn ra thành công, HBC có thể thu về ít nhất 3.288 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Quý I/2025, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý I/2024.

Hòa Phát bắt tay với tập đoàn Anh đầu tư dây chuyền đúc, cán thép chất lượng cao, tự tin tham gia làm đường sắt cao tốc Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước

Ông Đặng Hồng Anh nói gì về quyết định rời ghế Phó Chủ tịch TTC Land?

"Việc tôi chuyển giao vai trò tại HĐQT là bước đi cần thiết để TTC Land vươn xa hơn với đội ngũ kế thừa mới. Bản thân tôi vẫn tiếp tục song hành ở cấp độ vĩ mô, dài hạn thông qua Tập đoàn TTC”, ông Đặng Hồng Anh chia sẻ.

TTC Land khởi công giai đoạn 2 dự án Selavia Phú Quốc sau khi huy động 850 tỷ đồng trái phiếu Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi

Lãi lớn nhờ bán chuối, Hoàng Anh Gia Lai nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp

Với lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt 360 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai đã nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp và đưa lỗ sau thuế lũy kế về 83 tỷ đồng, tiến ngày càng gần đến mục tiêu xóa lỗ lũy kế trong năm nay.

Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu, luỹ kế gốc lãi lên hơn 4.500 tỷ đồng Hoàng Anh Gia Lai bị phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng, có 1 lỗi bị áp "tình tiết tăng nặng" do vi phạm nhiều lần

Kia ưu đãi hấp dẫn cho nhiều dòng xe dịp lễ 30/4 - 1/5

Chào mừng đại lễ 30/4 và 1/5, THACO AUTO áp dụng chương trình ưu đãi lên đến 50 triệu đồng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho các dòng xe Kia, áp dụng theo điều kiện và điều khoản của thương hiệu.

Lãnh đạo THACO, Hòa Phát cam kết tập trung làm toa tàu, đường ray cho dự án đường sắt tốc độ cao THACO INDUSTRIES phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước

Đại hội đồng cổ đông của Hòa Phát diễn ra giữa thời điểm thị trường thép đang có nhiều biến động do ảnh hưởng của chính sách thuế quan và bản thân doanh nghiệp đầu ngành thép cũng đang đứng trước bước ngoặt của một chu kỳ tăng trưởng mới.

Một mình Hòa Phát 'thoát nạn' khi EU áp thuế CBPG 12,1% với thép cuộn cán nóng Việt Nam Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20%

Tập đoàn Hoa Sen tố MC Quyền Linh bội tín, gây nhầm lẫn thương hiệu, đang xem xét khởi kiện

Hiện nay, Hoa Sen và đơn vị tư vấn pháp lý đang tập hợp các chứng cứ liên quan đến việc Nghệ sĩ - MC Quyền Linh hợp tác với những chương trình, đơn vị khác có format tương tự như chương trình “Mái ấm gia đình Việt” có thể gây nhầm lẫn cho khán giả, gây tổn hại đến uy tín, thương hiệu của Tập đoàn Hoa Sen.

Ông Lê Phước Vũ nói về kế hoạch trở lại mảng bất động sản: “Hoa Sen có nguồn lực, tiền, lợi thế vật liệu giá rẻ" Rót 6.000 tỷ đồng vào Hoa Sen Home, Hoa Sen sẽ cạnh tranh với những đối thủ nào?

Ước tính 64 doanh nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ thiệt hại hơn 2,8 tỷ USD vì thuế đối ứng 46%, Hải Phòng đang làm gì?

Hải Phòng có đến 64 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp sang Hoa Kỳ bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính lên đến 2,81 tỷ USD, trong đó riêng 10 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhất đã chiếm tới 1,8 tỷ USD.

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025 Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ