Đề xuất gia hạn trả nợ với khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines đến hết năm 2027

Chính phủ kiến nghị Quốc hội thông qua việc cho phép Ngân hàng Nhà nước được tự động gia hạn thêm 3 lần (tối đa đến 31/12/2027) đối với khoản vay tái cấp vốn trị giá 4.000 tỷ đồng để hỗ trợ Vietnam Airlines vượt qua tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Chiều ngày 25/6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Tờ trình số 328/TTr-CP về phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

Theo đó, có hai nội dung quan trọng trong Tờ trình số 328 của Chính phủ liên quan đến phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn trị giá 4.000 tỷ đồng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một là, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung nội dung Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn vào chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Hai là, Chính phủ kiến nghị Quốc hội thông qua việc cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tự động gia hạn thêm 3 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị quyết số 135/2020/QH14, thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 5 năm; lãi suất 0%/năm; không tài sản bảo đảm.

image-bizlive-vn_bt-le-thanh-long-6779.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Ảnh: Quốc hội

Việc gia hạn dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng được thực hiện sau khi các tổ chức tín dụng gia hạn thời hạn trả nợ đối với khoản vay của Vietnam Airlines theo Nghị quyết số 135/2020/QH14.

Cần thiết gia hạn trả nợ để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán

Theo tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn 2020-2022, Vietnam Airlines đã triển khai và hoàn thành gói hỗ trợ về thanh khoản quy mô 12.000 tỷ đồng (trong đó vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu tăng vốn 8.000 tỷ đồng). Theo Nghị quyết 135/2020/QH14 của Quốc hội, từ tháng 7/2024, Vietnam Airlines phải trả khoản vay tái cấp vốn này.

Chính phủ đánh giá, với việc kết hợp triển khai tổng thể các giải pháp, nhất là gói giải pháp thanh khoản 12.000 tỷ đồng đã có tác động tích cực, mang lại hiệu quả, đảm bảo vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines trên báo cáo tài chính năm 2021 không bị âm, qua đó cổ phiếu HVN không bị hủy niêm yết bắt buộc tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và vẫn duy trì khả năng thanh khoản, củng cố niềm tin, uy tín, hình ảnh của Vietnam Airlines đối với cổ đông, công chúng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng để duy trì hạn mức vay vốn hàng năm.

Từ giữa năm 2021, Vietnam Airlines cũng bắt đầu xây dựng Đề án tổng thể, bao gồm các nhóm giải pháp tự thân và các giải pháp, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trọng tâm là giải pháp phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ; thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên (giai đoạn 2024-2027).

Nếu thực hiện thành công các giải pháp này, Vietnam Airlines sẽ có lợi nhuận từ năm 2024, hết âm vốn chủ sở hữu vào năm 2025, trả hết nợ vay tái cấp vốn vào năm 2027, xóa hết lỗ lũy kế vào năm 2032 và đủ năng lực để sớm phục hồi và phát triển bền vững theo đúng yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Quảng cáo

Tuy nhiên, diễn biến dịch COVID-19 khó lường và tác động đến Vietnam Airlines nặng nề hơn so với các dự báo tại thời điểm xây dựng Nghị quyết Quốc hội. Thêm vào đó, các giải pháp tái cơ cấu của Vietnam Airlines đến nay chưa hoàn thành do gặp nhiều vướng mắc pháp lý.

Hiện nay, do các giải pháp cơ cấu lại khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu tăng vốn của Vietnam Airlines có nhiều nội dung cần xin ý kiến và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có căn cứ để thực hiện, dẫn đến kéo dài chưa thể hoàn thành được ngay, trong khi Vietnam Airlines vẫn đang khủng hoảng nghiêm trọng về tài chính.

"Do đó, trên cơ sở Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội và các quy định liên quan, xuất phát từ thực tiễn, Vietnam Airlines cần báo cáo Quốc hội cho phép gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn thêm 3 lần (tối đa đến ngày 31/12/2027) để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán trong ngắn hạn và triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu theo lộ trình", tờ trình của Chính phủ nêu.

Đề nghị làm rõ khả năng trả nợ của Vietnam Airlines

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay cơ quan này cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết 135 như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines.

image-bizlive-vn_cnqh-4277.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Quốc hội

Ủy ban Kinh tế thấy rằng tình thế đối với Vietnam Airlines hiện nay là cấp thiết và cần có những biện pháp hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo là hãng hàng không quốc gia và bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp này.

Theo đó, Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với đề xuất của Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước được tự động gia hạn thêm 3 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 135.

Trong tình thế cấp thiết, cấp bách như Chính phủ báo cáo, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể tháo gỡ ngay khó khăn trước mắt cho Vietnam Airlines. Xét về quan hệ tín dụng, Vietnam Airlines vẫn phải bảo đảm điều kiện để được vay vốn tại tổ chức tín dụng và thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do vậy, phương án này giúp cân đối dòng tiền cũng như hỗ trợ về thời gian để Vietnam Airlines cơ cấu lại hoạt động một cách toàn diện.

Tuy nhiên, để làm rõ hơn tính khả thi và hiệu quả của phương án, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn về khả năng trả nợ của Vietnam Airlines. Theo phụ lục kèm tờ trình của Chính phủ, dòng tiền mới chỉ dự kiến trong năm 2024, chưa chứng minh được khả năng trả nợ phù hợp với thời gian đề nghị gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn.

Đồng thời, cần làm rõ dự báo về các rủi ro tiềm ẩn, các kịch bản ứng phó, kế hoạch giảm thiểu rủi ro tương ứng đối với hoạt động của Vietnam Airlines.

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ bổ sung, đánh giá rõ hơn về khả năng, tính khả thi khi thực hiện một số biện pháp khác kết hợp với phương án gia hạn trả nợ vay tái cấp vốn để bảo đảm tháo gỡ khó khăn, tăng cường năng lực tài chính, bảo đảm hoạt động liên tục của Vietnam Airlines. Trong trường hợp chỉ có biện pháp gia hạn trả nợ vay tái cấp vốn có giúp cho Vietnam Airlines cải thiện được tình hình tài chính và vượt qua khó khăn hay không...

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng các giải pháp, phương án xử lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho Vietnam Airlines, bao gồm cả nguồn từ khoản vay tái cấp vốn nếu được Quốc hội đồng ý gia hạn trả nợ đối với khoản vay này.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024