Đã sau 7 tháng, các bên vẫn e ngại gói hỗ trợ lãi suất 2%

Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất 2% là tiền ngân sách, nguy cơ rủi ro cao nên các ngân hàng thương mại ngại, ngay cả doanh nghiệp cũng rất thận trọng...

Một lần nữa, sau 7 tháng thực tiễn triển khai, gói hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp lại được dẫn ra như một điển hình để cùng nhìn lại, tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 với chủ đề “Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý: Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển", sáng ngày 20/12, do Bộ Tư pháp tổ chức.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, Diễn đàn là cơ hội để cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau lắng nghe, cùng ngồi lại để xác định rõ một số vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý liên quan tới hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đặt trong bối cảnh hiện nay.

Từ đó, có thể đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

“Ban Tổ chức muốn truyền tải thông điệp: Thể chế, pháp luật phải phục vụ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Doanh nghiệp cần đề cao tính tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.

doanh-nghiep-than-trong-vay-goi-ho-tro-2-do-e-ngai-thanh-tra-kiem-tra-20221220143715-1166.jpg Toàn cảnh Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đặt ra nhiều vấn đề pháp lý

Tại diễn đàn, các đại biểu đề cập đến các chính sách phục hồi kinh tế đối với doanh nghiệp, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Chính phủ đã nỗ lực có các giải pháp nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là rất tốt nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý.

“Nguồn vốn hỗ trợ là tiền của ngân sách, nguy cơ rủi ro cao nên các ngân hàng thương mại rất ngại, thậm chí ngay cả người vay cũng rất thận trọng vì sau này còn thanh tra, kiểm tra”, ông Đậu Anh Tuấn lý giải.

Trong khi đó, bản thân gói hỗ trợ lãi suất 2% không tạo nên động lực thực thi, bởi nguy cơ cao nhưng lợi ích rất nhỏ, các ngân hàng thương mại không mặn mà.

Quảng cáo

Thừa nhận còn những hạn chế trong việc triển khai, theo ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan nhà nước cũng có những rủi ro nhất định, nhất là việc hướng dẫn triển khai chính sách như thế nào cho đúng, bởi sau này cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ thanh tra, kiểm tra đối với chính cơ quan quản lý nhà nước.

“Ngay chính doanh nghiệp cũng có tâm lý e ngại khi tiếp cận nguồn vốn này do sẽ phải tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Để giảm thiểu rủi ro, cần có các đề xuất, hướng dẫn chi tiết hơn từ cơ quan có thẩm quyền", ông Tạ Quang Đôn đề xuất.

Nhìn nhận về vấn đề này, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi tiếp cận chính sách, doanh nghiệp luôn kỳ vọng sẽ tuân thủ pháp luật tốt chứ không phải tìm cách lách luật, nhưng khi thực hiện thì khó tránh khỏi các rủi ro, sai sót.

“Doanh nghiệp cảm thấy khó lắm, khó vô cùng, gần như những doanh nghiệp đang cần vốn trong bối cảnh hiện nay đều kỳ vọng nên chăng có sự điều chỉnh quy định để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và ngân hàng thương mại cũng tự tin hơn khi cung cấp gói hỗ trợ”, bà Thảo nói

Nhận diện và tháo gỡ các nút thắt pháp lý

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, hơn hai năm qua, trong bối cảnh tác động mạnh mẽ, sâu rộng của đại dịch COVID-19 và tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu đã và đang đối mặt với nhiều bất ổn, khó lường do lạm phát, thiếu hụt năng lượng, xung đột…

“Những bất ổn, khó lường đó đang và sẽ đặt ra những thách thức chưa từng có cho chúng ta trong mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cũng như như việc triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhìn nhận.

doanh-nghiep-than-trong-vay-goi-ho-tro-2-do-e-ngai-thanh-tra-kiem-tra-20221220144012-6762.jpg Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn

Để sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, đồng thời khơi dậy tiềm năng nội tại của doanh nghiệp Việt Nam để phục hồi và phát triển, việc cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, nhận diện và tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam bứt phá, đạt được những thành tựu mới là vô cùng cần thiết. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của quốc gia.

“Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải nâng cao sự hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu các ý kiến, khó khăn, vướng mắc được nêu tại Diễn đàn để xây dựng lộ trình, phương án giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách cụ thể, kịp thời, hiệu quả.

Cùng đó, tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ động nhận diện, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý, kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024