Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Ảnh minh họa

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; các Công ty Cổ phần hàng không: Vietjet, Tre Việt, Pacific Airlines và Lữ hành Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam bổ sung lực lượng vận tải và tăng tải cung ứng trên các đường bay quốc tế và nội địa. Các hãng cần tích cực làm việc với các đối tác cho thuê tàu bay trên thế giới để tìm kiếm tàu bay, bổ sung lực lượng vận tải, thay thế các tàu bay dừng khai thác vì lý do triệu hồi động cơ, đồng thời nghiên cứu tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa, các đường bay phục vụ du lịch, đặc biệt là các chuyến bay đi/đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá và các chương trình bán vé theo quy định. Đồng thời rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Ngoài ra, Cục Hàng không đề nghị các hãng bay cần xây dựng các dải giá vé linh hoạt, tiếp tục có chính sách ưu đãi về giá vé trên đường bay nội địa phù hợp với thực tiễn thị trường vận tải hàng không, cũng như nhu cầu của người dân và các chương trình du lịch, lễ hội lớn.

Đồng thời, thông tin về các chương trình khuyến mại, chính sách giảm giá vé phải được truyền thông rộng rãi thông qua trang thông tin điện tử, báo chí và truyền thông, tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân về chính sách về giá vé của hãng.

Quảng cáo

Ngoài ra, các hãng cũng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống bán vé điện tử, hệ thống bán vé qua các kênh đại lý, phát hiện xử lý những hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé vi phạm quy định pháp luật và chính sách của hãng.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam và đề xuất các điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hành khách và các tổ chức, cá nhân.

Để “hạ nhiệt” thị trường hàng không, gần đây các hãng hàng không cũng đang nỗ lực để tăng tải. Vietnam Airlines tăng thời gian khai thác đội tàu bay từ 10 giờ/ngày lên 11 giờ/ngày và tiếp tục tăng lên 12 giờ/ngày trong giai đoạn cao điểm. Vietjet tăng từ 12,8 giờ/ngày lên trên 13,2 giờ/ngày và dự kiến tăng lên 14 giờ/ngày.

Cuối tháng 6, Bamboo Airways cũng vừa thuê ướt thêm một chiếc máy bay Airbus A320. Đây là máy bay thuê ướt thứ 3 mà Bamboo Airways đã nhận từ đầu năm 2024 đến nay trong nỗ lực tăng nguồn cung cho thị trường hàng không nội địa. Với sự tham gia khai thác của máy bay mới, Bamboo Airways dự kiến tăng tải cung ứng, tập trung vào các đường bay du lịch đang có nhu cầu cao như các đường bay kết nối với Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn…

Ngoài ra, hãng dự kiến sẽ tiếp tục thuê thêm 1 máy bay trong giai đoạn từ nay đến cuối năm để mở thêm các đường bay nội địa như TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh - Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc… phục vụ hành khách.

Trước đó, hãng hàng không Pacific Airlines cũng công bố cất cánh trở lại từ ngày 26/6 sau 3 tháng dừng bay. Với 3 máy bay, hãng sẽ khai thác hàng ngày các đường bay giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng, Chu Lai từ 6 đến 8 chuyến bay/ngày.

Nhận định về giải pháp giảm giá vé máy bay, Tổng Giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam cho rằng, giá vé máy bay nội địa chỉ có thể hạ nhiệt và có nhiều ghế dành cho các loại vé giá rẻ khi số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam được tăng lên. Hiện tại tổng số máy bay đang được tất cả các hãng đang khai thác chỉ còn khoảng 160 chiếc, thiếu hụt 60-70 chiếc so với trước đại dịch.

Tổng Giám đốc Bamboo Airways cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Bay nội địa chưa thể có lãi trong bối cảnh mặt bằng các chi phí đầu vào hiện tại và cơ chế giá trần vé máy bay nội địa đang được áp dụng. Tuy nhiên, Bamboo Airways vẫn cố gắng tăng thêm máy bay để phục vụ nhu cầu đi lại người dân tốt hơn, trong khi chờ sự cải thiện các điều kiện, môi trường kinh doanh vận tải hàng không nội địa”.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

6 yếu tố định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025

Tiếp nối kết quả kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững ở mọi khía cạnh trong năm 2025. Trong đó, có 6 yếu tố chính sẽ định hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2025.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Nga phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì Youtube, lớn hơn cả tổng GDP toàn cầu

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%