Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực

Nhóm doanh nghiệp vận hành cảng biển và đường bộ có kết quả kinh doanh tích cực nhờ nhu cầu vận tải gia tăng, tăng mức thu phí dịch vụ hạ tầng và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Nhóm sân bay chỉ đạt mức tăng lưu lượng 3% YoY. (ảnh: Int)

Báo cáo của VIS Rating mới đây cho biết, năm 2024, lợi nhuận và dòng tiền của các doanh nghiệp vận hành hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt, trong khi nợ được duy trì ở mức ổn định. Chuyên gia VIS Rating kỳ vọng năm 2025 tiếp tục là một năm tích cực đối với các doanh nghiệp hạ tầng. Trong đó, chính phủ có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư công thêm 32% trong năm 2025, giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng, qua đó tạo thêm khối lượng công việc mới cho ngành. Các hoạt động kinh tế trong nước cũng đang được hỗ trợ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn vào năm 2025, do đó nhu cầu giao thông sẽ tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ tăng trưởng doanh thu và cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp hạ tầng.

Cũng theo báo cáo, các doanh nghiệp hạ tầng niêm yết ghi nhận doanh thu năm 2024 tăng 19% so với cùng kỳ (YoY) và lợi nhuận ròng tăng 26% YoY, nhờ nhu cầu vận tải tăng cao và tăng biểu phí dịch vụ hạ tầng. Hoạt động kinh tế và du lịch quốc tế có sự hồi phục rõ rệt, cùng với kết nối giao thông liên tỉnh cải thiện giúp lưu lượng vận tải hành khách và hàng hóa tăng 10% YoY trong năm 2024, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 2% YoY giai đoạn 2018-2023.

Tháng 1/2024, Chính phủ cũng phê duyệt mức tăng 10% phí thu cho 44 dự án đường cao tốc. Tiếp theo đó, vào tháng 2/2024, chính phủ tăng mức sàn phí dịch vụ cảng biển khoảng 25% nhằm hạn chế cạnh tranh về giá giữa doanh nghiệp nội địa và quốc tế. Mức tăng thu phí giúp biên lợi nhuận gộp của ngành tăng từ 32,7% năm 2023 lên 34,7% năm 2024. Trong giai đoạn tới, chuyên gia VIS Rating kỳ vọng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp hạ tầng sẽ tiếp tục cải thiện nhờ điều kiện kinh doanh thuận lợi và nhu cầu vận tải tiếp tục tăng.

Quảng cáo

Theo VIS Rating, nhóm doanh nghiệp vận hành cảng biển và đường bộ tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ tăng mức thu phí và nhu cầu vận tải tăng cao, trong khi các đơn vị khai thác sân bay tăng trưởng chậm hơn do gặp giới hạn về công suất khai thác.

Trong năm 2024, nhóm cảng biển có mức lưu lượng vận tải (bao gồm hàng hóa và hành khách) tăng trưởng cao nhất đạt 16% YoY, theo sau đó là lưu lượng đường bộ (10% YoY). Doanh thu của nhóm cảng biển tăng 18% YoY, trong khi lợi nhuận ròng tăng vọt 37% YoY nhờ lưu lượng tăng và điều chỉnh tăng phí dịch vụ. Nhóm đường bộ ghi nhận doanh thu tăng 15% YoY và lợi nhuận ròng tăng 29% YoY.

Ngược lại, nhóm sân bay chỉ đạt mức tăng lưu lượng 3% YoY. Nguyên nhân được lý giải do lịch bảo trì máy bay kéo dài trong năm 2024 cùng với tình trạng quá tải tại các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài khiến số chuyến bay khai thác giảm 7% YoY. Do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các đơn vị khai thác sân bay như ACV, SCS, AST chậm lại, chỉ đạt 9% YoY, trong khi lợi nhuận ròng tăng 13% YoY. Tuy nhiên, trong năm 2025, VIS Rating tăng trưởng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp sân bay sẽ cải thiện, khi các dự án nâng cấp trọng điểm như Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và Nhà ga T2 Nội Bài mở rộng bắt đầu vận hành từ Q2/2025.

Dòng tiền của các doanh nghiệp hạ tầng cải thiện mạnh nhờ dòng tiền hoạt động tốt hơn và phát hành tăng vốn lớn, trong khi mức nợ vay ổn định trong năm 2024. Trong năm qua, tổng nợ vay của các doanh nghiệp hạ tầng chỉ tăng nhẹ 3% YoY, nhờ dòng tiền kinh doanh tích cực và các đợt huy động tăng vốn thành công thông qua phát hành cổ phiếu. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngành tăng 37% YoY, nhờ mức lợi nhuận cao trong năm và tiến độ giải ngân cho các dự án đầu tư công diễn ra nhanh hơn. Một số dự án hạ tầng lớn đã hoàn thành trước tiến độ, giúp củng cố dòng tiền cho doanh nghiệp, bao gồm các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam (Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - Bãi Vọt), cao tốc liên tỉnh (Tân Phú - Bảo Lộc) và cảng biển mở rộng (Chu Lai, Lạch Huyện).

Trong khi đó, các doanh nghiệp hạ tầng niêm yết như GMD, CII, HHV, VSC đã huy động tăng 10% vốn chủ trong năm 2024 thông qua đợt các đợt phát hành để giảm nợ và tài trợ các chi phí đầu tư mở rộng (CAPEX).

Các chuyên gia của VIS Rating kỳ vọng dòng tiền của nhóm hạ tầng sẽ tiếp tục cải thiện nhờ lưu lượng giao thông tăng lên và các dự án hạ tầng lớn đi vào vận hành thương mại. Mức nợ của ngành dự kiến vẫn ổn định, khi một số doanh nghiệp đã công bố kế hoạch huy động tăng vốn để tài trợ CAPEX hoặc tái cơ cấu nợ, trong đó HHV dự định huy động 1,5 nghìn tỷ đồng và VSC huy động khoảng 200 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home

Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) trình cổ đông 2 phương án kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận lần lượt đạt 400 tỷ và 500 tỷ đồng. Trình Đại hội đồng cổ đông chủ trương tái cấu trúc mô hình hoạt động của Tập đoàn và phương án mua lại 50 triệu đến 100 triệu cổ phiế

Hoa Sen báo lãi tăng mạnh trong quý đầu tiên của niên độ tài chính Cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim… đồng loạt “bốc đầu” sau quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với HRC có xuất xứ Trung Quốc

THACO INDUSTRIES từng bước hình thành trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng mang tầm khu vực

THACO INDUSTRIES đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), hình thành Trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng (LKPT) mang tầm khu vực, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, góp phần tạo lợi thế cho ngành công nghiệp ô tô của đất nước và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lãnh đạo Vingroup, Thaco hiến kế thúc đẩy phát triển chuỗi công nghiệp hỗ trợ THACO đặt mục tiêu doanh thu ô tô đạt gần 81.000 tỷ đồng, THACO Industries tập trung xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Úc

Cổ phiếu ‘Chiến thần’ nhà Viettel từng tăng hơn 300% trong nửa đầu năm ngoái: Vốn hóa ‘bay’ 44.000 tỷ kể từ đầu năm

Hồi đầu năm, vốn hóa của Viettel Global vẫn xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vietcombank. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp này đã để BIDV vượt mặt và xếp vị trí thứ 3 về vốn hóa trên sàn chứng khoán.

Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel báo lãi kỷ lục, Viettel Global thoát lỗ lũy kế Viettel Construction đạt doanh thu gần 900 tỷ đồng trong tháng 1/2025

Lợi nhuận của Đất Xanh được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới

Chứng khoán Vietcap dự báo lợi nhuận ròng của Đất Xanh sẽ đạt 265 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ) trong năm 2025 và đạt 438 tỷ đồng (tăng 65% so với cùng kỳ) trong năm 2026.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu vốn hóa tăng trưởng mạnh Đất Xanh thu về hơn 1.800 tỷ đồng sau khi phân phối hết hơn 150 triệu cổ phiếu

Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc (KBC)

Ông Đặng Nam Anh – con trai ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc (KBC) vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc KBC phụ trách phát triển dự án kể từ ngày 14/03/2025.

Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

FPT giảm mạnh với thanh khoản kỷ lục, khối ngoại bán tháo, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam?

Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.

FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu gần 2 tỷ USD, lợi nhuận tăng 71% năm 2025 FPT "bay" gần 1 tỷ USD vốn hoá từ đầu năm

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng: Lợi nhuận ròng năm 2024 tăng hơn 100%

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước, sự cải thiện này được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường nội địa phục hồi.

Thép và Vật liệu xây dựng giao dịch hưng phấn, VN-Index lại chốt ở mức cao nhất phiên Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng vật liệu xây dựng