Công ty chứng khoán đầu tiên công bố báo cáo quý 1/2023, lợi nhuận sụt giảm 43% so với cùng kỳ năm trước

Trong quý 1, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) của KIS giảm 40% xuống 147 tỷ và thu từ mảng môi giới sụt 50% còn 64 tỷ đồng.

(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với doanh thu hoạt động đạt 479 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 40% xuống 147 tỷ và thu từ mảng môi giới sụt 50% còn 64 tỷ đồng. Lãi từ cho vay và phải thu cũng ghi nhận giảm 20%.

Ngược lại, lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng gấp 2,6 lần lên 38 tỷ đồng cộng thêm lãi từ các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro 114 tỷ đồng, tăng 166%.

57044a5c-2d57-4f53-a832-f39fb3146008-1681273030731-1681273030854876753966-102.png

Trong khi đó, chi phí hoạt động giảm 8% so với quý 1/2022 xuống mức 333 tỷ đồng, riêng chi phí môi giới giảm một nửa xuống còn 43 tỷ đồng, lỗ FVPTL cũng giảm 27% xuống còn 143 tỷ đồng. Tương tự, chi phí tài chính giảm 43%, xuống 4 tỷ đồng. Trái lại, chi phí quản lý CTCK tăng 26% lên 44 tỷ đồng.

Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, Chứng khoán KIS ghi nhận 99 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 79 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2023, đồng thời giảm 43% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2022.

Quảng cáo

Ghi nhận tại thời điểm 31/1/2023, tổng tài sản của Chứng khoán KIS đã giảm nhẹ 3% so với đầu năm xuống 8.544 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền hơn 1.522 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm.

KIS nắm gần 661 tỷ đồng tài sản HTM, giảm một nửa so với đầu năm. Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng nhẹ lên gần 650 tỷ đồng, trong đó chứng chỉ quỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 339 tỷ đồng; cổ phiếu niêm yết chiếm 193 tỷ đồng, giảm 225 tỷ đồng so với đầu năm; ngoài ra trong quý 1, KIS có thêm khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với giá trị 102 tỷ đồng.

57044a5c-2d57-4f53-a832-f39fb31460082-1681273033940-1681273034076934121874-4680.png

Dư nợ cho vay margin và ứng trước tiền bán của khách hàng đạt 5.315 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Các khoản phải thu giảm 80% so với đầu năm xuống 150 tỷ đồng, chủ yếu là thu bán các tài sản tài chính.

Theo danh sách thị phần môi giới chứng khoán trên HoSE công bố trước đó, thị phần môi giới của KIS đứng thứ 9 trong danh sách với mức thị phần đạt 3,39% trong quý 1/2023, giảm so với mức 3,48% trong quý 4/2022 trước đó.

Chứng khoán KIS mới đây đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, dự kiến tổ chức vào ngày 26/4. Công ty chứng khoán này trình cổ đông, KIS đặt ra mục tiêu giữ vững vị thế TOP 10 thị phần môi giới.

- Mảng môi giới khách hàng cá nhân: nỗ lực để đạt vị trí cao hơn; đưa vào sử dụng MTS mới và tăng cường hệ thống online, thực hiện chính sách giá mang tính chiến lược. - Mảng môi giới khách hàng tổ chức: mở rộng kinh doanh ETF để dẫn đầu thị trường và mở rộng khách hàng mới toàn cầu (Đài Loan, Thái Lan, Mỹ,…) - Mảng ngân hàng đầu tư (IB): mở rộng kinh doanh DCM và mạng lưới nhà đầu tư. - Mảng chứng quyền: tiếp tục dẫn đầu thị trường về mã phát hành và khối lượng phát hành…

KIS đề ra kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 803 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 535 tỷ đồng, tương ứng gấp 3 lần so với thực hiện năm 2022. Như vậy riêng trong quý 1/2023, công ty đã hoàn thành 19% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong thực hiện cá

BIDV dự kiến chi cổ tức 21% BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến? Nhiều ngân hàng có thể sẽ tăng phí dịch vụ trong quý này

Thông tư 02 chính thức kết thúc, nợ xấu ngân hàng sẽ ra sao?

Bắt đầu từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02) để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu tiếp tục tăng cao Nợ xấu có thể đã lập đỉnh trong quý III/2024 Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới

Ngân hàng TMCP Kiên Long - Kienlongbank vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trợ lý Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 3/1/2025, thời hạn bổ nhiệm 12 tháng.

16 cá nhân cùng 5 tổ chức nắm hơn 70% vốn điều lệ KienlongBank KienlongBank sắp họp bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank dự kiến chào bán 2.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE - SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Mở năm Như ý - BVBank gửi tặng hàng ngàn quà tặng và ưu đãi tới khách hàng

Với mong muốn mang đến cho khách hàng một năm mới như ý, mở ra những điều may mắn và niềm vui mới, BVBank tiếp tục mang đến những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng đến BVBank giao dịch và gửi tiết kiệm.

Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%