Chuyên gia: “Đóng băng” thị trường bất động sản nếu xảy ra sẽ ngắn hơn giai đoạn trước

Hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tốt hơn giai đoạn 2011-2013, do đó tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn trước đây, theo VNDirect.

Nhận định trên được Khối nghiên cứu của Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra tại Báo cáo “Chiến lược đầu tư năm 2023” vừa công bố.

Cụ thể, tại báo cáo trên, nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2023, VNDirect điểm lại, giai đoạn 2020-2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu bất động sản (BĐS) trong bối cảnh các ngân hàng thương mại phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn.

Hiện giá trị trái phiếu phát hành của doanh nghiệp BĐS đến cuối quý 3/2022 ước đạt 507 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 34% tỷ trọng dư nợ trái phiếu của Việt Nam và khoảng 6% GDP.

Từ giữa năm 2022, để giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường, Bộ Tài chính đã rà soát và ban hành khung pháp lý mới với các yêu cầu khắt khe hơn đối với tổ chức phát hành, đặc biệt là phát hành riêng lẻ.

Ước tính tổng giá trị phát hành trái phiếu đã giảm 43,5% so với cùng kỳ còn 248.603 tỷ đồng, trong khi giá trị mua lại đạt hơn 142.200 tỷ đồng trong 9 tháng 2022; trong đó giá trị phát hành trái phiếu BĐS giảm mạnh 67,0% so với cùng kỳ.

Hơn thế nữa, kể từ tháng 9/2022, một số lãnh đạo doanh nghiệp BĐS đã bị bắt giữ do những sai phạm trong phát hành và mua bán trái phiếu, làm dấy lên những lo ngại về chất lượng trái phiếu doanh nghiệp và khả năng thanh toán của tổ chức phát hành.

Hiện tại, vay ngân hàng và phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng cho các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam. Trong khi đó, doanh số bán hàng trong quý 3/2022 giảm đáng kể 40% so với quý trước ở cả thị trường TP.HCM và Hà Nội. Trong bối cảnh thắt chặt các khoản vay ngân hàng, thị trường trái phiếu “chao đảo” và bán hàng trầm lắng, dòng tiền của nhiều nhà phát triển BĐS đang dần cạn kiệt.

Ngoài ra, khoảng 20.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS sẽ đáo hạn trong quý 4/2022, 107.299 tỷ đồng (+55,7% so với cùng kỳ)/112.061 tỷ đồng (+4,4% so với cùng kỳ) đáo hạn trong năm 2023-2024. Tất cả những điều này khiến khả năng thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp BĐS đang gặp nhiều thách thức.

Quảng cáo

Ước tính năm 2023 có khoảng 26.500 tỷ đồng trái phiếu của NVL và VHM đáo hạn, chiếm 25% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn của thị trường trong năm 2023.

Mặt khác, nguồn cung mới có thể sụt giảm trong bối cảnh quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi. Theo kế hoạch mở bán mới của một số chủ đầu tư, nhiều dự án mới có thể bị trì hoãn mở bán trong năm 2023, trong bối cảnh quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông và tâm lý người mua nhà suy yếu do hạn mức tín dụng hạn chế, lạm phát chi phí đẩy và lãi suất tăng mạnh.

Liệu thị trường có “đóng băng”?

Đáng chú ý, tại báo cáo trên, các chuyên gia VNDirect đã tiến hành phân tích bối cảnh chu kỳ hiện tại và chu kỳ suy thoái gần nhất của thị trường BĐS Việt Nam vào 2011-2013 để có câu trả lời cho các câu hỏi: Liệu thị trường BĐS có đóng băng và sẽ mất bao lâu để thoát khỏi tình trạng suy thoái này?

Dữ liệu được đưa ra so sánh cho thấy, vào năm 2011-2013, lý do khởi phát dẫn đến việc thị trường bất động sản bị khủng hoảng là do loạt nguyên nhân, như: chính sách tiền tệ nới lỏng, hỗ trợ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009; Sốt đất 2007, đầu 2008; Nguồn cung căn hộ mới tăng mạnh 163% so với cùng kỳ lên 21.000 căn trong năm 2009. Lệch pha cung cầu, nhà ở thương mại chủ yếu diện tích lớn, người có nhu cầu ở thực khó tiếp cận.

Trong khi đó bối cảnh vĩ mô tác động, gồm: Chính sách tiền tệ thắt chặt; Lãi suất cho vay lên đến 21-25%/năm; Thắt chặt tín dụng, doanh nghiệp BĐS khó huy động vốn.

Còn hiện nay, chính sách tiền tê nới lỏng, hỗ trợ COVID-19, lãi suất thấp lịch sử; Tăng trưởng tín dụng vẫn được kiểm soát 14% trong năm 2022; Sốt đất kéo dài từ 2017-2018. Năm 2021, đầu 2022 tiếp tục sốt cục bộ một số nơi khi công bố một số quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng; Nguồn cung khan hiếm, lệch pha cung cầu, căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm, chiếm chưa tới 2% tổng nguồn cung căn hộ mới tại TPHCM và Hà Nội vào cuối quý 3/2022.

Trong khi đó bối cảnh vĩ mô tác động, gồm: Chính sách tiền tệ thắt chặt; Lãi suất cho vay tăng nhanh; Doanh nghiệp BĐS khó huy động vốn cả 3 kênh (trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng).

Mặc dù vậy, VNDirect cho rằng, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp BĐS niêm yết hiện tại tốt hơn so với giai đoạn 2011-13, dựa trên báo cáo tài chính của 210 doanh nghiệp BĐS (bao gồm 118 công ty niêm yết và 92 công ty chưa niêm yết) với tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn và khả năng thanh toán nhanh khỏe hơn.

“Mặc dù hàng tồn kho đang tăng nhưng tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản thấp hơn cho thấy áp lực giải phóng hàng tồn kho thấp hơn so với giai đoạn 2011-13. Do đó, tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn so với trước đây”, VNDirect nhận định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội dự chi hơn 5.400 tỷ đồng xây đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm

3 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.

Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa

Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.

Hai dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Hà Nội tìm nhà đầu tư Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán

Hà Nội giao huyện Đông Anh gần 15.000 m2 đất để xây dựng khu đấu giá

Trong tổng 14.794 m2 đất có: 4.603,58m2 sử dụng vào mục đích đất công cộng đơn vị ở; 2.231,7m2 sử dụng vào mục đích đất nhà ở liền kề; 3.614,9m2 sử dụng vào mục đích đất trường mầm non…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4 Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Lượng giao dịch bất động sản đang tăng trưởng mạnh ngay sau Tết Nguyên đán tại nhiều thị trường, nhiều khu vực. Dù hiện tượng nóng sốt hiện tại chỉ mang tính cục bộ, chưa phải câu chuyện toàn cục nhưng đã cho thấy một bức tranh tích cực của thị trường tro

Việt Nam góp mặt trong top 10 điểm đến đầu tư bất động sản thế giới Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng Về tay đại gia Thái Lan, Home Credit báo lãi kỷ lục 1.291 tỷ

Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway

Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư

Khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Chứng khoán MB (MBS) dự báo, quý I/2025, các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bất động sản (tăng 719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (tăng 61%), năng lượng (tăng 41%).

Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, nâng vốn lên 2.975 tỷ đồng

Hà Nội giao 4.500 m2 “đất vàng” nhận chuyển nhượng ở Long Biên cho Hateco

Ngày 28/3, UBND Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-UBND về việc đăng ký đất đai, hình thức sử dụng đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên cho Công ty cổ phần Hateco Long Biên.

Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập căn hộ cao cấp được mệnh danh “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn được kiểm soát nhằm tránh rủi ro cho thị trường

TPHCM: Lãi suất cho vay giảm, tín dụng bắt đầu “chảy” mạnh Tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng

Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập căn hộ cao cấp được mệnh danh “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng

Sự kiện “Lễ giới thiệu Bộ sưu tập dinh thự mặt biển duy nhất tại Đà Nẵng” vừa được tổ chức tại khách sạn Sheraton Grand Danang Resort & Convention Center gần đây đã thu hút sự tham dự đông đảo của khách hàng và nhà đầu tư đến từ nhiều nơi trên cả nước.

Hà Nội cấp "luồng xanh" cho 2 dự án nhà ở xã hội Hà Nội thúc tiến độ khởi công dự án đường vành đai 4