Chuỗi EraBlue của Thế Giới Di Động tháng thứ 5 liên tiếp “mang tiền về cho mẹ”

Dù vẫn lỗ gần 105 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nhưng lãnh đạo Thế Giới Di Động tự tin chuỗi điện máy EraBlue tại Indonesia sẽ có lãi vào quý IV năm nay.

Lãnh đạo Thế Giới Di Động đánh giá dư địa tăng trưởng của EraBlue còn tương đối lớn khi thị trường Indonesia có quy mô gấp 2-3 lần Việt Nam nhưng mảng bán lẻ hàng điện tử, điện máy còn đang phân mảnh (Ảnh minh họa)

Theo chia sẻ mới đây của ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), chuỗi EraBlue tại Indonesia vừa có tháng thứ 5 liên tiếp “mang tiền về cho mẹ”.

Điều này thêm một lần nữa thắp lên hy vọng cho cổ đông của Thế Giới Di Động về khả năng chuỗi điện máy tại thị trường đông dân gấp gần 3 lần Việt Nam "đang đi đúng lộ trình" là sẽ có lãi vào quý IV năm nay như lời lãnh đạo "ông lớn" bán lẻ này đã nhiều lần khẳng định, gần đây nhất là tại cuộc gặp với nhà đầu tư hồi giữa tháng 8.

Tuy nhiên, thực tế số tiền mà EraBlue "mang về cho mẹ" 5 tháng qua khả năng chưa lớn như kỳ vọng bởi quý II/2024, Thế Giới Di Động vẫn ghi nhận khoản lỗ 26,7 tỷ đồng từ công ty liên doanh PT Era Blu Elektronik (liên doanh được thành lập bởi công ty Việt Nam và PT Erafone Artha Retailindo (Erafone) - một công ty con của tập đoàn Erajaya). Qua đó, nâng tổng số lỗ từ đầu năm 2024 lên 47,2 tỷ đồng. Ước tính theo tỷ lệ sở hữu của Thế Giới Di Động tại EraBlue (45%), chuỗi điện máy tại Indonesia lỗ khoảng 105 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.

Chuỗi EraBlue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của Thế Giới Di Động từ năm 2022. Theo đó, vào ngày 22/4/2022 Thế Giới Di Động đã góp vốn vào EraBlue theo nghị quyết của HĐQT ngày 28/12/2021 với số vốn ban đầu 181 tỷ đồng để nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh này. Đến cuối năm 2023, MWG đã tăng giá trị khoản đầu tư vào EraBlue lên 286,6 tỷ đồng nhưng giá trị tính đến thời điểm ngày 30/6/2024 còn khoảng hơn 239,5 tỷ đồng.

Nguồn BCTC quý II/2024 của Thế Giới Di Động
Quảng cáo

EraBlue được xây dựng theo dạng chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các thiết bị di động, thiết bị điện máy, đồ dùng gia đình,... giống như mô hình Điện Máy Xanh tại Việt Nam.

Theo lãnh đạo Thế Giới Di Động, sau 2 năm xuất hiện, đến nay EraBlue đã trở thành chuỗi bán lẻ theo mô hình hiện đại lớn nhất tại Indonesia. Các cửa hàng EraBlue có doanh thu gần như gấp đôi so với một shop Điện máy Xanh có cùng diện tích tại Việt Nam. Cụ thể doanh thu các shop size M (diện tích khoảng 280 - 320m2) là 4 tỷ đồng/tháng còn size S (diện tích từ 180 – 220m2) là 2,2 tỷ đồng/tháng.

Tính đến hết tháng 7/2024, EraBlue có 65 cửa hàng, tăng 5 cửa hàng so với cuối quý II/2024. Trong năm nay, EraBlue có kế hoạch mở rộng nhưng không vượt quá 100 cửa hàng. Đến năm 2027 mục tiêu của chuỗi là sẽ có 500 cửa hàng. Như vậy trung bình trong giai đoạn từ 2025 - 2027 sẽ có ít nhất 10 cửa hàng EraBlue được khai trương mỗi tháng. Khi về đích với 500 cửa hàng, có khả năng EraBlue sẽ được niêm yết tại Indonesia sau thời điểm năm 2027.

Lãnh đạo Thế Giới Di Động đánh giá dư địa tăng trưởng của EraBlue còn tương đối lớn khi thị trường Indonesia có quy mô gấp 2-3 lần Việt Nam nhưng mảng bán lẻ hàng điện tử, điện máy còn đang phân mảnh, chuỗi bán lẻ có số lượng cửa hàng lớn nhất cũng chỉ có khoảng 60 cửa hàng, trong khi nhu cầu là rất lớn.

Bên cạnh đó, mặc dù Indonesia có nét giao thông tương đồng với Việt Nam, khách hàng chủ yếu di chuyển bằng xe máy, nhưng tất cả các chuỗi bán lẻ hiện đại đều mở ở trong các trung tâm thương mại. Ngược lại, mô hình EraBlue khá thân thiện, được mở trên các con đường giao thông đông đúc, điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhận diện và tiếp cận dễ dàng với cửa hàng ở khắp mọi nơi.

Ngoài ra, dịch vụ giao hàng, lắp đặt các thiết bị điện tử tại "đất nước vạn đảo" này vẫn khá sơ khai. Để mua một chiếc máy giặt, khách hàng phải chờ từ 7-10 ngày để giao hàng và lắp đặt, trong khi dịch vụ của EraBlue chỉ trong 4 tiếng. Hơn nữa, mặc dù chất lượng dịch vụ tương đương với mô hình hiện đại nhưng mức giá của EraBlue chỉ tương đương với mô hình truyền thống. Đây cũng sẽ là lợi thế để EraBlue giành được thêm khách hàng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ Trung tâm hội nghị GEM Center, dự án đang thế chấp cho MB Bank bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.

Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ Hà Nội giao công an phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD

Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.

Sau Hoa Sen, thêm một doanh nghiệp thép báo lỗ hơn trăm tỷ, cổ phiếu "bốc hơi" 40% trong vòng 3 tháng Giá vàng SJC "bốc hơi" theo thế giới

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ