Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm

Thừa nhận tiến độ đạt tới mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD đang chậm trễ khoảng 3-4 năm so với dự định, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song ông Nguyễn Đức Tài cho biết, MWG vẫn nuôi dưỡng giấc mơ này.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động

Vẫn nuôi dưỡng giấc mơ đạt doanh thu 10 tỷ USD trong vài năm tới

Trong phiên họp nhà đầu tư quý III/2024 vừa diễn ra, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) Nguyễn Đức Tài cho biết hoạt động tái cấu trúc, giảm lượng tăng chất trong thời gian qua đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan.

Thực tế, báo cáo kinh doanh quý III vừa qua của MWG cho thấy, doanh thu tăng trưởng 13% so với cùng kỳ lên mức kỷ lục hơn 34.100 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt hơn 800 tỷ đồng, gấp gần 21 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt gần 100.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và thực hiện được 80% kế hoạch. Trong khi, lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp 37 lần cùng kỳ và đã vượt 20% mục tiêu cả năm.

Với kết quả kinh doanh tích cực, hiện, cổ phiếu MWG đã được đưa trở lại vào rổ chỉ số VNDiamond.

Nhìn lại về giai đoạn tái cấu trúc của doanh nghiệp, ông Tài cho rằng, bản chất đợt tái cấu trúc này rất thú vị, MWG phải cân nhắc chọn bỏ gì giữ gì. “Phải rất kiên quyết, dữ dội mới tạo được kết quả như vậy", ông Tài nói và khẳng định khi đổ nguồn lực vào thì kết quả sẽ tăng lên.

Sau tái cấu trúc, Chủ tịch MWG khẳng định, tập đoàn vẫn nuôi dưỡng những mục tiêu rất rõ ràng, trong đó có giấc mơ đạt doanh thu đạt 10 tỷ USD (hơn 250.000 tỷ đồng) trong vài năm tới.

Tuy nhiên, lãnh đạo MWG thẳng thắn thừa nhận tiến độ đạt tới mục tiêu này đang chậm trễ so với dự định, do ảnh hưởng bởi đại dịch. "Nếu không có đại dịch COVID-19, chúng tôi đã làm được nhiều thứ hơn. MWG đã lỡ chuyến tàu này 3-4 năm rồi", ông Tài nhấn mạnh.

Quảng cáo

Thực tế, MWG đã đạt doanh thu vượt 100.000 tỷ đồng/năm từ năm 2019. Nhưng đến năm 2023, doanh thu của công ty mới đạt 118.280 tỷ đồng và năm 2024 mục tiêu là đạt doanh thu 125.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD). Điều này cho thấy để đạt mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD trong những năm tới, thách thức với MWG là không nhỏ.

Cạnh tranh công bằng hơn với thương mại điện tử

Chia sẻ về định hướng tăng trưởng ngắn hạn của MWG, ông Nguyễn Đức Tài cho biết, trong quý IV này, doanh nghiệp sẽ tập trung tăng doanh thu và nâng cấp chuỗi bán hàng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ. Trong thời gian khó khăn, MWG đã giữ nguồn lực để thực hiện các hoạt động này. Nếu thị trường ổn định trong năm tới, Chủ tịch MWG tin rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng và không bị bão hòa như một số lo ngại.

Riêng với mặt hàng gia dụng, trong bối cảnh các nhà bán lẻ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đều phải đóng thuế, MWG kỳ vọng sẽ được hưởng lợi nhờ môi trường cạnh tranh trở nên công bằng hơn.

Còn với các sản phẩm có giá trị lớn như điện lạnh cần phải lắp đặt tận nơi, ông Tài đánh giá mô hình kinh doanh online cũng sẽ khó khăn hơn bởi mặc dù thị trường online giá rẻ hơn nhưng không ai sẵn sàng bỏ vài triệu đồng chỉ để tiết kiệm vài trăm cả. Nếu mua hàng online có sự cố về hàng hoá, khách hàng sẽ rất khó khăn.

Trong khi đó, ông Tài khẳng định điểm mạnh của MWG là hệ thống hàng nghìn nhân viên có thể lắp đặt và sửa chữa tận nơi cho khách hàng. Đây là một lợi thế mà các doanh nghiệp nhỏ phải mất cả chục năm mới có thể xây dựng.

“MWG luôn duy trì quyết tâm và tinh thần chiến đấu, không cho phép bản thân giảm tốc độ dù đang dẫn trước đối thủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, giữ vững tinh thần để duy trì vị thế dẫn đầu”, Chủ tịch MWG nhấn mạnh.

Cũng trong nỗ lực kích cầu tiêu dùng, MWG vừa công bố chính sách “mua trả chậm” để thay thế cho hình thức mua trả góp. Với chính sách này, khách hàng của MWG sẽ không phải chịu lãi suất hay các chi phí ẩn như phí bảo hiểm và hồ sơ, thay vào đó, khách hàng chỉ cần chia nhỏ số tiền cần thanh toán thành nhiều kỳ.

Theo lãnh đạo MWG, đây là giải pháp mua sắm giúp người dùng sở hữu sản phẩm ngay mà vẫn nhẹ gánh chi phí, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Trước đó, trong giai đoạn mà cầu mua sắm sụt giảm, MWG cũng liên tục đưa ra nhiều chính sách bán hàng để kích cầu, chẳng hạn như “giá rẻ quá”, “giá bao chấp - hoàn tiền nếu có chênh lệch” và đã giành được thị phần lớn hơn.

Cũng tại phiên họp nhà đầu tư quý III, chia sẻ về các giao dịch bán tổng cộng 2 triệu cổ phiếu MWG trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Đức Tài trấn an nhà đầu tư không nên lo lắng về những thông tin gây nhiễu.
“Việc bán ra cổ phiếu nhằm mục đích cá nhân và con số 2 triệu cổ phiếu không quá đáng kể so với hơn 200 triệu cổ phiếu MWG mà tôi đang nắm giữ”, ông Tài khẳng định.

Theo Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất ray tàu cao tốc

Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn SMS group (Đức) ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray và thép hình với công suất 700.000 tấn/năm. Theo đó, Hòa Phát sẽ trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được thép ray cho đường sắt

Hòa Phát, Đức Giang, Vinamilk... sẽ chi thêm bao nhiêu sau khi giá điện điều chỉnh tăng 4,8%? Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Cổ phiếu “đại gia” bán vàng, trang sức tăng nóng

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay, PNJ đã chủ động ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mảng trang sức bán lẻ – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.

Giá vàng giảm mạnh, cổ phiếu PNJ "bốc đầu" kịch trần, điều gì đang diễn ra? Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD