MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Quý III/2024, lợi nhuận sau thuế của Thế Giới Di Động đạt 806 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, Bách Hóa Xanh tiếp tục có lãi 90 tỷ đồng trong quý III và EraBlue cũng ghi nhận 148 triệu đồng tiền lãi đầu tiên.

MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với doanh thu đạt 34.147 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng 21,4% so với cùng kỳ lên 6.892 tỷ đồng, kéo biên lãi gộp đạt 20,2%, cải thiện so với mức 18,7% của cùng kỳ.

Trong kỳ, công ty còn ghi nhận 575 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm nhẹ so với quý III năm ngoái. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí bán hàng cũng giảm lần lượt 16% và 9% xuống mức 330 tỷ đồng và 4.849 tỷ đồng; trong khi chi phí quản lý tăng gấp 2,8 lần lên 968 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản chi phí khác cũng tăng gấp 10 lần cùng kỳ lên 258 tỷ đồng và lỗ khác tăng 17 lần lên 252 tỷ đồng.

Kết quả, MWG báo lãi sau thuế 806 tỷ đồng, gấp 21 lần quý III năm ngoái, song vẫn sụt giảm so với 2 quý liền trước.

Dù lợi nhuận thụt lùi so với 2 quý trước nhưng lợi nhuận của công ty con - Công ty CP Thương mại Bách Hoá Xanh và công ty liên doanh PT Era Blu Elektronik (sở hữu chuỗi EraBlue tại Indonesia) lại ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn trong quý III.

Theo đó, Công ty CP Thương mại Bách Hoá Xanh sau khi bắt đầu có lãi 7 tỷ đồng trong quý II đã tiếp tục lãi thêm gần 90 tỷ đồng trong quý III, đưa lỗ lũy kế về 7.905 tỷ đồng.

Lỗ lũy kế của Bách Hóa Xanh đến cuối quý III/2024 đã giảm 90 tỷ đồng so với cuối quý II/2024 - Nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2024 của MWG

Tương tự, chuỗi EraBlue đã bắt đầu có lãi trong quý III dù mức lãi chỉ gần 148 triệu đồng, đưa số lỗ lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/9/2024 giảm về 47,02 tỷ đồng (cuối quý II lỗ lũy kế 47,17 tỷ đồng).

Ngược lại, chuỗi Dược phẩm An Khang vẫn tiếp tục lỗ hơn 148 tỷ đồng trong quý III, nâng tổng số lỗ lũy kế lên 982 tỷ đồng.

Quảng cáo

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu đạt 99.767 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp 37 lần cùng kỳ.

Năm 2024, MWG đặt mục tiêu doanh thu 125.000 tỷ đồng, tăng 5% và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng, gấp hơn 14 lần thực hiện 2023. Như vậy, sau 9 tháng, “ông lớn” bán lẻ này đã thực hiện được gần 80% kế hoạch doanh thu và vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Có thể thấy, sự tăng trưởng lợi nhuận của MWG chủ yếu đến từ việc tăng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Trong 9 tháng đầu năm 2024, mặc dù MWG đã đóng 55 cửa hàng Thế Giới Di Động, 160 cửa hàng Điện máy Xanh nhưng doanh thu của 2 chuỗi này vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66.700 tỷ đồng.

Riêng tháng 9 vừa qua, doanh thu của Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và Điện máy Xanh đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và tăng gần 4% so với tháng liền trước một phần nhờ doanh số bán iPhone trong tháng 9 tăng hơn 50% so với tháng 8 sau vài ngày mở bán sản phẩm. Bên cạnh đó, ngành hàng máy tính xách tay tiếp duy trì mức tăng trưởng ổn định theo tháng trong mùa tựu trường, cùng với ngành hàng máy giặt tăng trưởng hai chữ số so với tháng trước trong giai đoạn mưa nhiều.

Nguồn: MWG

Với Bách Hóa Xanh, doanh thu 9 tháng đạt 30.300 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Doanh thu bình quân tiếp tục duy trì ở mức 2,1 tỷ đồng/cửa hàng. Sau quá trình tái cấu trúc và bắt đầu đạt doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/cửa hàng, từ tháng 6 chuỗi bán lẻ này đã bắt đầu mở mới lại các cửa hàng và trong 4 tháng gần đây Bách Hóa Xanh đã mở mới 28 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 1.726 cửa hàng tại thời điểm cuối tháng 9/2024.

Chuỗi EraBlue tại Indonesia cũng mở mới 38 cửa hàng trong 9 tháng qua, nâng tổng số cửa hàng lên con số 76.

Ngược lại, chuỗi nhà thuốc An Khang còn 326 cửa hàng, giảm 201 cửa hàng so với đầu năm. Chuỗi AvaKids cũng giảm 2 cửa hàng xuống còn 62.

Về tình hình tài chính, tại thời điểm ngày 30/9/2024, quy mô tài sản của MWG tăng gần 7.000 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 66.900 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi tiếp tục được đẩy lên mức kỷ lục mới 31.300 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng so với đầu năm và hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối quý II. Khoản tiền này chủ yếu được công ty gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu và thu về gần 1.600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của công ty đến cuối quý III ở mức 39.624 tỷ đồng, tăng 2.872 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ vay là gần 23.968 tỷ đồng, giảm 1.146 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Quý III/2024, lợi nhuận sau thuế của Thế Giới Di Động đạt 806 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, Bách Hóa Xanh tiếp tục có lãi 90 tỷ đồng trong quý III và EraBlue cũng ghi nhận 148 triệu đồng tiền lãi đầu tiên.

Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục? MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Doanh thu quý III/2024 của Vinhomes đạt kỷ lục, lợi nhuận sau thuế giảm 16%

Quý III/2024, Vinhomes đem về doanh thu kỷ lục 33.323 tỷ đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, giá vốn và chi phí tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế giảm 16% so với cùng kỳ, đạt 8.980 tỷ đồng.

Vinhomes chốt thời gian dự kiến mua 370 triệu cổ phiếu quỹ Hà Nội công bố 14 dự án với hơn 12.000 sản phẩm được phép đưa vào kinh doanh: Vinhomes Cổ Loa chiếm 1/3 số lượng căn

HSG báo lãi tăng gấp 17 lần, hoàn thành vượt kế hoạch năm

Báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024) của Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) cho thấy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của HSG đạt 510 tỷ đồng, tăng 17 lần cùng kỳ và vượt kế hoạch đã đặt ra.

Tập đoàn Hoa Sen báo lãi 9 tháng gần 700 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm Thị phần Hoà Phát lên kỷ lục, biên lợi nhuận được dự báo tăng vào nửa cuối năm trong khi Nam Kim, Hoa Sen giảm

Masan tiến sát mục tiêu lãi ròng 2.000 tỷ theo kịch bản tích cực

9 tháng đầu năm 2024, Masan đạt 1.308 tỷ đồng lợi nhuận sau phân bổ cổ đông thiểu số, hoàn thành 130,8% kế hoạch và tiến gần đến kế hoạch lãi ròng 2.000 tỷ đồng năm 2024, theo kịch bản tích cực.

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan Masan lãi hơn 700 tỷ đồng trong quý III, WinCommerce quý đầu tiên có lợi nhuận dương

EVNFinance đạt chứng nhận hạng Vàng về bảo vệ khách hàng

Trải qua lộ trình nghiêm ngặt và đáp ứng các tiêu chí khắt khe, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng Vàng về bảo vệ khách hàng.

EVNFinance tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 Sau soát xét bán niên 2024, EVNFinance lãi hơn 310 tỷ đồng

Vinhomes đã chi bao nhiêu tiền trong thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất thị trường?

Tính đến cuối phiên ngày 29/10/2024, Vinhomes (VHM) đã mua được tổng cộng hơn 57 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 15,43% tổng số lượng đăng ký, tương đương số tiền chi ra khoảng 2.500 tỷ đồng.

Vinhomes có thể mua lại 370 triệu cổ phiếu ngay trong tháng 9, hoàn toàn bằng tiền mặt có sẵn Cổ phiếu Vinhomes giảm 2 phiên liên tiếp sau khi bắt đầu mua cổ phiếu quỹ

Hải Phát lãi ròng quý III gấp gần 3 lần cùng kỳ

Hải Phát lãi ròng gần 11 tỷ đồng trong quý III/2024, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu tính lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng của công ty chỉ ở mức hơn 56 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ.

Hải Phát Invest sắp chào bán 152 triệu cổ phiếu để lo khoản nợ 1.500 tỷ đồng Tạm hoãn đợt chào bán 152 triệu cổ phiếu, Hải Phát lại khó khăn khi trả gốc, lãi trái phiếu

Tăng trưởng lợi nhuận trái chiều của 2 doanh nghiệp “họ” Viettel

Trong khi Viettel Construction duy trì được lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng so với cùng kỳ, thì Viettel Global lại chứng kiến lợi nhuận giảm sâu do lỗ tỷ giá, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng.

Cổ phiếu “họ” Viettel bất ngờ “bốc đầu”, điều gì đang xảy ra? Viettel Construction hưởng lợi ra sao khi 5G được phủ sóng?

Sếp Pyn Elite Fund: Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có thể đạt khoảng 20-30%

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có thể đạt khoảng 20-30%. Đặc biệt, các ngân hàng được kỳ vọng sẽ có kết quả tăng trưởng mạnh mẽ.

3 cổ phiếu "vua" nổi sóng giúp "cá mập" PYN Elite ghi nhận hiệu suất vượt trội trong tháng 9 Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới