Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư nói rằng đã đến lúc hãm tốc độ nâng lãi suất cùng lúc đó cũng dự báo về khả năng hoạt động kinh tế suy giảm trong một thế giới mà lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng cao, lạm phát giảm chậm và nước Mỹ thiếu người lao động kinh niên.
Trong bài phát biểu và trả lời phỏng vấn kéo dài một giờ tại viện nghiên cứu Brookings và cũng là lần xuất hiện gần nhất trước công chúng trước cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần tới, ông Powell đã đưa ra thông điệp ngắn hạn giúp thị trường tăng điểm nhảy vọt: Fed đang hãm tốc độ nâng lãi suất vốn đã rất căng tính từ tháng 6/2022, lãi suất đang hướng đến mức đỉnh cần thiết để hàm đà lạm phát về mức 2% theo mục tiêu của Fed.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng có những thay đổi dài hạn có thể đang xảy ra về nguồn cung lap động, nó có thể dẫn đến thời kỳ lãi suất và lạm phát cao kéo dài và phản ứng rất chậm với chính sách của Fed. Cùng lúc đó, ông bác bỏ quan điểm cho rằng ngân hàng trung ương đang đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát hiện cao nhất trong 40 năm, điều mà các nhà hoạch định chính sách khẳng định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khả năng kinh tế hạ cánh mềm hoàn toàn có thể xảy ra, lạm phát hạ nhiệt mà thất nghiệp không tăng quá nhanh.
“Chúng tôi sẽ không cố gắng gây sốc cho nền kinh tế và rồi sau đó lại phải dọn dẹp hậu quả”, ông Powell nói. Nhiều nhà hoạch định chính sách đang tính đến khả năng không siết chặt chính sách quá mức bởi họ tin rằng việc giảm lãi suất không phải điều mà họ muốn làm sớm. Chính vì vậy, Fed đang hãm bớt đã nâng lãi suất và cố gắng tìm cách tính xem biện pháp nào sẽ giúp giảm lạm phát qua thờ gian.
Kết hợp với những tuyên bố, người ta có thể thấy Fed đang tính toán đến những xu thế dài hạn phát sinh do đại dịch COVID-19 và các yếu tố nhân khẩu học gây ảnh hưởng xấu đến lực lượng dân số già và hoạt động di trú sụt giảm gây ảnh hưởng lên lực lượng lao động.
Tất cả các yếu tố này sẽ không sớm đảo chiều, ông Powell nhận định và thừa nhận rằng một thị trường lao động hiện đang quá thiếu cung sẽ dần dần cân bằng bởi các chính sách của Fed, có thể số lượng việc làm mới được đăng tuyển sẽ giảm đi giống như nhiều người sợ hãi hoặc thất nghiệp sẽ tăng lên.
Ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ giờ đây chúng tôi phải mặc định rằng thị trường lao động sẽ không hồi phục. Chúng ta phải làm những gì có thể để khôi phục niềm tin vào thị trường lao động nhằm đưa lạm phát lên ngưỡng 2% bằng việc hãm tốc độ tăng trưởng việc làm chứ không phải đẩy người ta ra đường không có việc làm”.
Những nỗi lo lắng về cấu trúc này đã ở tâm điểm của các cuộc tranh luận của Fed tính từ những ngày đầu đại dịch COVID-19, tuy nhiên giờ đây nó được quan tâm nhiều hơn.
Nỗi lo về chuỗi cung ứng toàn cầu ban đầu vốn không được quan tâm giờ đây đang được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, tiến độ chậm hơn so với tính toán ban đầu, Trung Quốc giờ đang trải qua nhiều đợt phong tỏa liên tiếp, chính vì vậy nguồn cung hàng hóa không ổn định, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động Mỹ vẫn ở mức thấp.
Tuyên bố của ông Powell về khả năng thay đổi tốc độ nâng lãi suất đã giúp thị trường chứng khoán và trái phiếu tăng nhảy vọt, hai thị trường này đã chịu ảnh hưởng trong năm nay bởi việc Fed không ngừng nâng lãi suất.
Chỉ số S&P 500 chuyển sang ngưỡng tăng điểm và đóng cửa tăng 3,09%. Lợi suất trái phiếu vốn biến động ngược chiều với giá trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm giảm xuống mức 4,37% từ mức 4,52%. Đồng USD giảm giá so với giỏ các loại tiền tệ lớn khác.
Trên thị trường lãi suất tương lai, nhiều nhà đầu tư đang tăng cường dự báo về khả năng Fed sẽ hãm tốc độ nâng lãi suất ngay từ cuộc họp bắt đầu sau 2 tuần tới.