OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu

OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.

094353-opec-giam-san-luong-dau-nha-m-dam-bao-su-on-dinh-lau-dai-cua-thi-truong.jpg
Một nhà máy lọc dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (còn gọi là OPEC+) đang đứng trước một quyết định quan trọng liên quan đến việc điều chỉnh sản lượng dầu. Theo Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov, OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.

Quảng cáo

OPEC+, nơi cung cấp khoảng một nửa lượng dầu của thế giới, đã nhiều lần hoãn kế hoạch tăng dần sản lượng trong năm nay do giá dầu giảm, nhu cầu yếu và sản lượng của các quốc gia bên ngoài tổ chức này tăng lên.

Các nguồn tin cho biết, OPEC+ có thể sẽ hoãn việc tăng sản lượng một lần nữa khi họp vào ngày 1/12 do nhu cầu dầu mỏ toàn cầu yếu. Ông Shahbazov nói rằng Azerbaijan, nơi sản lượng dầu đã giảm sau khi lên mức cao nhất vào năm 2010, hy vọng sẽ duy trì sản lượng ổn định cho đến năm 2030.

Sản lượng dầu của Azerbaijan đã giảm trong vài năm sau khi tổ hợp các mỏ dầu ngoài khơi Azeri-Chirag-Gunashli do BP khai thác vượt qua mức đỉnh 50 triệu tấn, hay 1 triệu thùng mỗi ngày, vào năm 2010. Sản lượng dầu của nước này trong năm 2024 và 2025 dự kiến sẽ đạt 29 triệu tấn mỗi năm, tương đương 580.000 thùng/ngày, Bộ trưởng Shahbazov cho biết.

Ông cũng cho hay xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan sang châu Âu dự kiến sẽ đạt trung bình 12,5 tỷ mét khối mỗi năm vào năm 2024 và 2025. Quốc gia này dự kiến sản lượng khí đốt sẽ đạt 50 tỷ mét khối trong năm nay, trong đó 25 tỷ mét khối sẽ được xuất khẩu. Năm tới, sản lượng có thể sẽ tăng lên hơn 50 tỷ mét khối, với lượng xuất khẩu dự kiến duy trì ổn định.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch sáng ngày 23/12, do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu năm 2025, đặc biệt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thế giới giảm trở lại trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Quyết định của Fed kiềm chế đà tăng của giá dầu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc