CEO Shopee Việt Nam: Thành công ở Việt Nam nhờ chi phí Internet thấp nhất Đông Nam Á

Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, thành công hiện tại của Shopee chính là thị trường Việt Nam có những lợi thế đặc thù, đó là chi phí tiếp cận mạng Internet thấp nhất thị trường Đông Nam Á.

screenshot-2024-08-14-at-16.27.18.png
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam

Ngày 14/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức".

Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, thành công hiện tại của Shopee tại thị trường Việt Nam chính là thị trường có những lợi thế đặc thù.

Đó là chi phí tiếp cận mạng Internet thấp nhất thị trường Đông Nam Á. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở bất cứ vùng miền nào đó có thể tiếp cận. Riêng đối với Shopee, sẽ có nhiều người tiêu dùng hơn ở những thành phố nhỏ, vùng nông thôn chứ không phải thành thị. Đây là tiền đề phát triển cho bất cứ công nghệ nào liên quan đến thương mại điện tử.

Thứ hai là hạ tầng, khâu vận chuyển. Trước đây đơn hàng thời gian có thể từ 4 đến 5 ngày trên toàn quốc, nhưng hiện hại chỉ dưới 2 ngày trên toàn quốc và ở thành phố lớn thì gần như là trong ngày… chính là tiềm lực để Shopee phát huy nhiều hơn nữa.

Cũng theo ông Tuấn Anh, quy mô thị trường Việt Nam rất lớn, dân số đông, tiếp cận những sản phẩm mới rất nhanh cũng như thu nhập của người dân đang tăng. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo vẫn có thể tiếp cận được, gần như là không có rào cản.

Về lĩnh vực sản xuất, ở Việt Nam có đặc thù sản xuất tại nội địa rất mạnh. Đây là tiềm lực để từ đó tận dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có hiểu biết nhất định để phát triển nhiều hơn nữa. Đó là lý do chúng tôi đang tiếp cận từ doanh nghiệp đến những doanh nghiệp sản xuất này, phát triển từ thị trường nội địa để đi ra thế giới.

Theo Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, Shopee có quyết tâm rất lớn trong việc kết nối những quốc gia Asean để tận dụng các thế mạnh cũng như dịch vụ đang có.

Cũng theo ông Tuấn Anh, trải nghiệm khách hàng, giải quyết khiếu nại, bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp thương mại điện tử, nhất là Shopee.

Quảng cáo

“Chúng tôi đã đầu tư rất lớn vào thị trường Việt Nam, có những cơ chế nhất định để kiểm soát, tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng như giao hàng nhanh hơn, tăng sự an tâm cho người tiêu dùng. Song song với đó, chúng tôi mong có sự hướng dẫn từ các bộ, ngành cũng như địa phương trong những trường hợp cụ thể”, ông Tuấn Anh nói.

Theo thống kê của Công ty phân tích và tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI, quý II/2024, tổng giao dịch (GMV) của Shopee đạt 62.380 tỷ đồng, chiếm 71,4% thị phần. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng giao dịch của Shopee lên đến 116.120 tỷ đồng, chiếm 69,7% trong khi Tiktok là 37.600 tỷ đồng, chiếm 22,6%.

Mặc dù vấp phải một số phản hồi không tích cực từ nhà bán hàng, Shopee vẫn theo đuổi chiến lược chiều chuộng người mua để giữ chân họ. Sau khi cho phép khách hàng trả sản phẩm trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận hồi tháng 3, sàn này thử nghiệm cho khách hủy đơn ngay cả khi đang vận chuyển vào giữa tháng 6.

Trong quý II/2024, Shopee có 261.000 nhà bán, gấp hơn 2 lần TikTok (113.000 nhà bán), Lazada (104.000 nhà bán), trong khi Tiki có 8.800 nhà bán, giảm đến 19,1%.

Tại toạ đàm, PGS-TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT-TT) cho biết, tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15-17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia.

Ngoài ra, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã xác định mỗi hộ nông dân, mỗi hộ kinh doanh đều có thể trở thành những cửa hàng trực tuyến trên thương mại điện tử để tăng cường khả năng tiếp thị, quảng bá các dịch vụ của mình.

Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu cửa hàng, 9 ngàn chợ, nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. "Không gian cho thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt được mức trung bình của thế giới là rất rộng mở", ông Tuấn chia sẻ.

Hiện, Bộ TT-TT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (trực tiếp là Cục Thương mại và Kinh tế số) cùng thúc đẩy một chương trình chung để thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ là được chuyển đổi số đưa lên không gian mạng.

Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lại Việt Anh thông tin năm 2023 thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn rất rộng lớn, bởi thương mại điện tử đã chiếm khoảng 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Thanh tra Chính phủ kiến nghị: Truy thu Novaland 446 tỷ đồng

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, UBND Thành phố thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, các quận/huyện rà soát, tính toán, truy thu tiền sử dụng đất với các dự án còn nợ tiền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố với số tiền 802,8 tỷ đồng.

Novaland lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô (HDG) 'bay' hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô chỉ đạt 572,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, thay vì 880 tỷ như báo cáo trước đó. Lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng (thay vì 576 tỷ đồng như báo cáo tự lập) – giảm 48% so với năm 2023.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Hà Đô

"Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Công ty CP Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2025 tăng lần lượt 10,3% và 22,3% lên mức 13.800 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng, mức doanh thu cao kỷ lục.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra? PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

'Gã khổng lồ' Hàn Quốc SK Group và động thái với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào cổ phiếu Vingroup và Masan Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng

Dabaco dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, tương đương phát hành thêm 50,2 triệu cổ phiếu mới; thù lao Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hơn 3,8 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 200 tỷ đồng.

Dabaco mới sử dụng hơn 700 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.330 tỷ đồng từ bán cổ phiếu năm 2024 Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.

“Ôm” 8 tỷ USD cổ phần FPT, Vinamilk, Sabeco, Vietnam Airlines,… gã khổng lồ kinh doanh vốn Nhà nước ước lãi kỷ lục năm 2024 nhờ cổ tức Vietnam Airlines đặt mục tiêu đạt 95.600 tỷ đồng doanh thu năm 2025 Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng