Người đứng đầu doanh nghiệp dầu mỏ lớn nhất thế giới cho biết ông hiện đang lo ngại về nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Động lực hiện tại của thị trường, ví như việc kinh tế Trung Quốc chững lại và ngành hàng không đang hồi phục từ đại dịch COVID-19, đã khiến cho nhu cầu dầu tăng không quá cao, tuy nhiên các yếu tố này có vẻ sớm thay đổi. CEO của Saudi Aramco, ông Amin Nasser, lo sợ rằng thế giới không có đủ năng lực để đương đầu với sự chuyển dời đó.
“Đối với dầu thô, chúng ta đang ở trong tình huống mà năng lực sản xuất thừa đang giúp giảm thiểu những yếu tố gián đoạn. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn về triển vọng từ trung đến dài hạn, bởi nếu năng lực sản xuất này đi xuống, chúng ta sẽ không có đủ năng lực giải quyết những vấn đề gián đoạn như căng thẳng Nga – Ukraine”, bà Hadley Gamble nói với CNBC.
Aramco cung cấp khoảng 10% nguồn cung dầu của thế giới. Aramco có năng lực sản xuất tối đa 12 triệu thùng dầu thô/ngày, ông Nasser nói. Hiện tại, Aramco đang tăng thêm ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên ông Nasser vẫn khẳng định rằng cần phải tính đến triển vọng trung và dài hạn, thực sự đây sẽ là vấn đề cản trở trong việc đáp ứng nhu cầu tăng dần.
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố vào ngày thứ Tư, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng ước tính 1,9 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên ngưỡng kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày, khoảng nửa trong đó đến từ Trung Quốc. IEA trong khi đó dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chững lại chỉ còn 1 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn đó.
Dù rằng Aramco hiện đang tăng cường năng lực sản xuất, CEO lo ngại sẽ vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. CEO Aramco nhấn mạnh: “Tôi không nghĩ sẽ có đủ hoạt động đầu tư để cung ứng ra thị trường. Nhu cầu tăng lên và bù đắp cho sự sụt giảm trong thời gian qua, sẽ cần đến thêm đầu tư ở nơi khác để đáp ứng nhu cầu toàn cầu”.
Các doanh nghiệp năng lượng hàng đầu của phương Tây dự kiến sẽ thu về tổng lợi nhuận ước tính 200 tỷ USD trong năm 2022, dù rằng giá dầu và khí đốt có nhiều biến động sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, việc kinh doanh tốt có thể vẫn kéo dài sang năm 2023.
Khi mà lợi nhuận thu về tăng vọt, hàng loạt doanh nghiệp dầu của thế giới như BP, Chevron, Exxon Mobile, Shell hay Total Energies cũng trả tiền cao chưa từng thấy thông qua cổ tức và hàng loạt hoạt động mua lại cổ phiếu trong năm ngoái.
Nhóm các doanh nghiệp năng lượng hàng đầu thế giới này dự kiến sẽ công bố tổng lợi nhuận ước tính 199 tỷ USD trong năm 2022 khi mà họ công bố lợi nhuận vào tháng này và đầu tháng 2/2023.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp năng lượng được dự báo giảm xuống còn 158 tỷ USD trong năm nay khi giá năng lượng giảm đi và áp lực lạm phát tăng lên, tuy nhiên ngay cả như vậy vẫn cao hơn nhiều so với con số của năm 2022, theo các chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Refinitiv.
Kết quả kinh doanh tốt có thể giúp cho các doanh nghiệp này giảm được khối nợ xuống còn ước tính khoảng 100 tỷ USD, thấp nhất trong 15 năm, chính vì vậy họ có thể chuẩn bị sẵn sàng hơn cho một năm 2023 dự kiến sẽ có nhiều biến động.
Nợ ròng của các doanh nghiệp chạm mức cao kỷ lục 270 tỷ USD trong năm 2020 khi mà họ vay nợ mạnh tay để chống chọi với đại dịch COVID-19.