Câu nói cửa miệng “làm ăn cả đời không bằng tiền lời lô đất”, còn đúng lúc này?

Sau khi tăng nóng 50% - 100%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019 và duy trì tăng nhẹ 20% - 40%/năm giai đoạn 2020 - 2021, lập đỉnh vào đầu 2022, thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn thanh lọc.

Theo ông Lê Quốc Kiên, một cố vấn – nhà đầu tư bất động sản kì cựu tại TP.HCM, việc giá bất động sản tăng liên tục trong thời gian dài đã làm rất nhiều tiền bạc của cải của xã hội dồn vào “cuộc chơi tài chính”, trong khi nhu cầu sử dụng cuối không nhiều, đã gây ra “mất cân đối” nghiêm trọng giữa “lao động, làm việc, sản xuất kinh doanh”. Thị trường bất động sản đã từng chứng kiến hoạt động “đầu cơ” - Không phải làm gì, không tạo ra giá trị gì cho xã hội, chỉ mua để không chờ tăng giá.

Ông Kiên cho rằng, người sản xuất kinh doanh phải đầu tư rất nhiều thời gian - công sức - vốn liếng, phải chấp nhận rủi ro nếu làm ăn không thuận lợi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn nếu làm ăn thuận lợi cũng chỉ rơi vào tầm 15% đến 20%/năm. Trong khi đó, bất động sản “ngồi không” không cần làm gì cũng tăng giá liên tục, mang lại lợi nhuận gấp 2-5 lần hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm nản lòng những người sản xuất kinh doanh, và họ thay vì tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh - mảng gặp rất nhiều khó khăn trong 3 năm ảnh hưởng dịch bệnh vừa qua, đã dành ra kha khá nguồn vốn kinh doanh “chôn” vào bất động sản.

Cùng với đó, giá bất động sản sản tăng cao cũng làm tạo nên tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội (FOMO) của những người làm công ăn lương ở các ngành nghề khác. Họ sẽ có khuynh hướng bỏ việc, hoặc lơ là công việc, để dồn thời gian tâm trí vào nhà đất. Không khó để tìm ra những trường hợp: Cô giáo làm cò đất, kỹ sư bác sĩ, bà bán xôi nhân viên văn phòng, sinh viên bỏ học đi làm cò đất…

img-8461-5814.jpeg

Ảnh minh hoạ.

Chưa kể, người nông dân cả đời chỉ biết làm nông vất vả, đất tăng giá cũng gây nên những hệ luỵ không nhỏ. Và chính họ, sau khi bán đi mảnh đất một thời gian và đã tiêu xài kha khá tiền (xây nhà, mua sắm, hưởng thụ), không biết làm nghề gì khác để có tiền, lại tìm mua mảnh đất khác để canh tác kiếm thu nhập. Lúc này, miếng đất có chất lượng tương đương miếng đã bán (vị trí, diện tích) thì giá cũng tăng gấp đôi, bắt buộc phải đi những vùng xa hơn hoặc chấp nhận mua những miếng đất có diện tích nhỏ hơn so với ban đầu.

Quảng cáo

Theo nhà đầu tư này, giá bất động sản để không cũng tự động tăng cao cũng làm cho các chủ đầu tư lớn thay vì bỏ vốn triển khai dự án tạo ra các sản phẩm sử dụng cuối để bán cho người mua (hoặc vướng pháp lý chưa triển khai được), thì có khuynh hướng dùng số vốn đó để tiếp tục thu mua mua gom bất động sản, rồi lại định giá bất động sản đã mua tăng lên theo giá mới rồi lại “rút” tiền ra mua bất động sản tiếp. Điều này dẫn đến huy động vốn tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, mất thanh khoản dòng tiền, sở hữu rất nhiều bất động sản, có nhiều quỹ đất lớn nhưng lại không có tiền.

“Bên cạnh việc “đầu tư bất động sản thắng lớn mà gần như không phải làm gì” như thông tin lan tràn thì thực tế vẫn tồn tại song song nhiều thất bại thua lỗ nhưng lại không được nhắc đến. Nhưng dù có thành công hay thất bại thì đa số bất động sản cũng gần như để không chờ tăng giá bán, không có giá trị khai thác gì, dễ mất thanh khoản khi thị trường “không có sóng””, ông Lê Quốc Kiên chia sẻ.

Thực tế, thị trường bất động sản từng xuất hiện những câu nói vui kiểu “làm ăn cả đời không bằng tiền lời lô đất”, hay “bán đất cho con đi học, giờ con làm cả đời cũng không mua lại được lô đất”, khi cả xã hội bắt đầu có suy nghĩ nguy hiểm “không cần làm việc, chỉ cần ngồi không chờ đất tăng giá bán ăn” thì đó là lúc các cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải vào cuộc.

Giải pháp đầu tiên chính là việc siết chặt lại pháp lý bất động sản, đặc biệt tình trạng phân lô bán nền, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan tại các tỉnh. Khi các miếng đất to không được sử dụng đúng chức năng nông nghiệp hay triển khai dự án tương xứng, mà bị phân nhỏ bán lẻ.

Giải pháp thứ hai chính là việc siết room tín dụng, kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ ngân hang. Biện pháp này chỉ mới triển khai hơn 6 tháng đã khiến nhiều chủ đầu tư, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy quá sức rơi vào khó khăn. Nhiều nhà đầu tưu phải bỏ cọc, bán cắt lỗ, bằng cách này hay cách khác giảm giá để thu tiền mặt, thu hồi vốn.

Giải pháp thứ ba chính là việc thanh - kiểm tra việc sử dụng vốn của các chủ đầu tư lớn. Động thái này cũng đã làm làm lộ diện rất nhiều chủ đầu tư đang cạn tiền, sử dụng vốn sai mục đích, nguy cơ mất khả năng thanh khoản.

Bên cạnh đó là nhiều biện pháp quản lý kiểm soát khác như thuế chuyển nhượng (đã được làm chặt hơn), luật bất động sản mới và thuế sở hữu bất động sản (đang được nghiên cứu, đề xuất lấy ý kiến để điều chỉnh)…

“Thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn thanh lọc, là sân chơi dành cho các nhà đầu tư sử dụng “tiền mặt”, tiền nhàn rỗi, tiền từ thu nhập ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Các sản phẩm bất động sản cũng phải hướng đến nhu cầu sử dụng thật, có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng”, ông Lê Quốc Kiên nhấn mạnh.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Dự án Khu dân cư Phước Thọ của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Được vinh danh “Dự án đáng sống 2024” ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Hà Tĩnh công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục gần 315 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh vừa công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục tại TP. Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư 314 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Theo yêu cầu, trong tháng 1/2025, Sở KH&ĐT phải thẩm định để trình HĐND TP.Hà Nội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư cho dự án này làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV

Bên trong dự án căn hộ hạng sang có giá bán đắt đỏ bậc nhất Thủ đô vừa ra mắt thị trường

Là dự án căn hộ hạng sang hiếm hoi tại khu vực nội đô Hà Nội được ra mắt thị trường trong thời gian gần đây, The Nelson Private Residences có giá bán khởi điểm từ 135 triệu đồng/m2.

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục tăng trưởng tốt

Đồng Nai yêu cầu kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25/11 đã ký Văn bản 14516/UBND –KTN gửi các đơn vị liên quan về việc yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 1.300 hồ sơ tham gia đấu giá 34 lô đất ở huyện Thạch Thất

Sun Group và hành trình “làm giàu” tài nguyên văn hóa tại đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam

Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu: tôn vinh và làm giàu tài nguyên văn hóa tại “bảo tàng

Giới đầu tư “soi” giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

HoREA gửi văn bản hỏa tốc đề xuất TPHCM tính lại phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư

Ngày 26/11, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản đề xuất TPHCM cần tính toán lại phương pháp xác định dân số tại các khu chung cư, theo hướng hướng tăng diện tích sử dụng nhà ở bình quân của người dân để tạo nên môi trường sống chất lượng hơn.

Loạt dự án chung cư ở TP.HCM có dấu hiệu tái khởi động lại, giá dự kiến tăng cao gấp 2-3 lần so với mức giá đã mở bán trước đây TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Xuất nhập khẩu Thăng Long đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của Quốc Cường Gia Lai

Hà Nam gọi đầu tư vào dự án khu đô thị hơn 12.200 tỷ đồng ở Phú Lý

UBND tỉnh Hà Nam mới đây đã công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất mời gọi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tiên Hải, TP. Phủ Lý.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Tên tuổi gắn bó với nhiều dự án lớn ở Hà Nội, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư của loạt dự án bất động sản quy mô ở khắp các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán VARS: Nhà ở vừa túi tiền khó xuất hiện trở lại ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM