Cảnh báo của ngành vận tải biển phát tín hiệu xấu về kinh tế toàn cầu

Trên thị trường vận tải biển quốc tế, giá thuê tàu với các cỡ tàu khác nhau bất ngờ giảm 30~50% chỉ trong một tháng, và giảm 30~60% so với mức đỉnh vào tháng 3/2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Maersk, hãng vận tải container lớn nhất thế giới, vào ngày thứ Tư đã công bố lợi nhuận quý 3/2022 cao kỷ lục bởi chi phí vận tải biển tăng cao, tuy nhiên Maersk lo ngại về khả năng nhu cầu sẽ đi xuống.

Hoạt động kinh doanh của hãng vận tải biển Đan Mạch này vốn được coi như hàn thử biểu của thương mại toàn cầu. Mới đây, hãng này công bố lợi nhuận EBITDA đạt 10,9 tỷ USD trong quý 3/2022, cao hơn so với dự báo 9,8 tỷ USD và tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Maersk xác nhận lợi nhuận EBITDA ca rnăm ước tính khoảng 37 tỷ USD, dòng tiền ước tính khoảng 24 tỷ USD.

CEO của Maersk, ông Søren Skou, khẳng định kết quả kinh doanh của năm nay đạt mức ngoại lệ chủ yếu bởi chi phí vận tải tăng lên, tuy nhiên cũng khẳng định rằng rõ ràng chi phí vận tải đã lập đỉnh và sẽ trở lại ngưỡng bình thường trong quý 4/2022 trong bối cảnh nhu cầu suy giảm và tình trạng tắc nghẽn của chuỗi cung ứng giảm bớt. Ông Skou cho rằng lợi nhuận của bộ phận vận tải biển của hãng sẽ giảm đi trong những tháng tới.

“Với cuộc chiến tại Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, lạm phát cao và suy thoái kinh tế toàn cầu dần đến, hiện có quá nhiều “đám mây đen” sắp đến”, ông Skou nhấn mạnh trong tuyên bố của mình.

Ông Skou phân tích: “Những yếu tố đang diễn ra ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, tác động đến hoạt động vận tải toàn cầu và nhu cầu vận tải. Dù rằng ai cũng biết sự chững lại của kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến vận tải chững lại nhưng chúng tôi sẽ vẫn theo đuổi cơ hội phát triển trong ngành vận tải”.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2022, Maersk đã dự báo về khả năng vận tải toàn cầu suy giảm, nhu cầu vận tải container đi xuống trong bối cảnh niềm tin người tiêu dùng sụt giảm và chuỗi cung ứng tắc nghẽn.

Vào ngày thứ Tư, công ty công bố nhu cầu vận tải container dự kiến sẽ giảm ước tính từ 2 đến 4% trong năm 2022, giảm đáng kể so với dự báo 1 đến -1% trước đó, công ty nhấn mạnh rằng chi phí vận tải đã giảm trong quý 3/2022 bởi nhu cầu giảm đi và các biện pháp phong tỏa ngừa COVID-19 của Trung Quốc.

Thị trường vận tải biển đã có nhiều thay đổi lớn và tình hình xấu đi nhanh chóng theo xu hướng kinh tế toàn cầu. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023, báo cáo mới về ngành này của CTCK SSI (SSI Research) cho biết.

Theo cập nhật thị trường vận tải biển, trên thị trường quốc tế, giá thuê tàu với các cỡ tàu khác nhau bất ngờ giảm 30~50% chỉ trong một tháng, và giảm 30~60% so với mức đỉnh vào tháng 3/2022. Đây là hệ quả của nhu cầu yếu trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung tàu mới sẽ tham gia vào thị trường trong hai năm tới (làm tăng 28% tổng trọng tải hiện tại). Mặc dù giá thuê hiện tại vẫn cao hơn 3~4 lần so với hai năm trước, nhưng tốc độ giảm đã khiến thị trường ngạc nhiên và được dự báo có khả năng giảm sâu hơn trong ngắn hạn.

SSI Research cho biết trong khi đó, giá cước vận tải giao ngay tiếp tục giảm khi Chỉ số giá cước vận tải container (World Container Index) giảm 28% trong tháng qua, tương đương mức giảm 54% kể từ tháng 2 năm 2022. "Nhiều chuyên gia trong ngành đồng ý rằng mùa cao điểm vận tải biển thường thấy hàng năm có khả năng sẽ không xảy ra trong năm nay do hàng tồn kho của nhà bán lẻ ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu".

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE