Cảng Trung Quốc dùng cần cẩu tự động, container không người lái

Cảng Thiên Tân (Trung Quốc) ra mắt mô hình cảng xanh thông minh, áp dụng nhiều công nghệ lần đầu trên thế giới giúp tối ưu quá trình vận hành.

Cuối năm 2021, tình trạng tắc nghẽn tại nhiều cảng biển Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn. Hầu hết chuỗi bán lẻ rơi vào tình trạng khan hàng trong mùa cao điểm Black Friday và Giáng sinh. Do đó, việc gấp rút triển khai tự động hóa và chuyển đổi số ở các cảng Trung Quốc được kỳ vọng giải quyết tình trạng này.

Cảng Thiên Tân hiện nay thuộc số ít cảng trang bị công nghệ tiên tiến, cũng như sở hữu hàng loạt thành tựu “đầu tiên trên thế giới”.

Sau khi được triển khai công nghệ mới, khu vực đón tàu khách tại bãi container ở khu C cảng Thiên Tân ghi nhận thay đổi. Các cần cẩu container được vận hành tự động và loạt xe điện không người lái xuất hiện. Những cần trục quay được điều khiển từ xa bốc dỡ nhịp nhàng container hàng hóa từ tàu chở hàng và xếp lên xe điện không người lái.

d220221103140756.png?rt=20221103140801 Hệ thống vận chuyển ở cảng Thiên Tân được vận hành thông minh

Với hệ thống định vị vệ tinh BeiDou, các xe điện container đi đến các trạm tự động đóng mở khóa với lộ trình lái tối ưu hóa theo thời gian thực, mở khóa container rồi sau đó lái xe quay lại bãi tiếp nhận ban đầu. Toàn bộ quá trình được hoàn thành trong một chặng duy nhất. Cảng bãi thông minh được Tập đoàn Cảng Thiên Tân xây dựng cùng Huawei và các đối tác.

Quảng cáo

Hệ thống giao thông ngang (Horizontal Transportation System) dựa trên AI gồm công nghệ không người lái Ultra-L4 lần đầu ứng dụng thương mại quy mô lớn, trí tuệ nhân tạo tích hợp “5G + BeiDou”, điện xanh tự cung không phát thải carbon...

Chuyển đổi số tại cảng Thiên Tân mang lại nhiều thay đổi tích cực. Trước đây, quá trình vận chuyển container đến kho bãi trong cảng cần lượng lớn xe chuyên chở với chi phí nhân công cao. Ví dụ cảng Thiên Tân hiện có 76 container. Để đảm bảo hoạt động 24/7, mỗi xe container cần 3 tài xế làm việc 3 ca mỗi ngày, tổng cộng 210 tài xế. Việc tài xế xe tải phải làm việc thường xuyên trên tuyến đường cố định dẫn đến mệt mỏi, thiếu an toàn.

d320221103140751.png?rt=20221103140828 Xe chở container không người lái ở cảng Thiên Tân

Giờ đây, với mô hình hoạt động mới, việc vận chuyển container tiêu thụ năng lượng ít hơn 20%. Các cần cẩu cũng đạt hiệu quả cao hơn 20%, với 39 container mỗi giờ.

Cảng Thiên Tân sở hữu công nghệ tiên tiến bậc nhất Trung Quốc, là trung tâm trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Cảng Thiên Tân có 192 bến đáp ứng được nhiều trọng tải và 128 bến đáp ứng cho trọng tải trên 10.000 tấn. Cảng có cầu cảng loại 300.000 tấn với độ sâu kênh đào 22 m. Tính đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hóa thông quan qua cảng Thiên Tân đạt 435 triệu tấn, đứng thứ 9 trên thế giới. Sản lượng container vượt quá 18,35 triệu TEU, xếp hạng 8 toàn cầu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Hyundai Santa Fe chính thức ra mắt với nhiều công nghệ và tính năng nổi bật

Ngày 18/9, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor giới thiệu mẫu SUV Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới. Xe được phân phối với 5 phiên bản khác nhau và giá bán lẻ khuyến nghị từ 1,069 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT).

Doanh số bán ô tô tháng 5 tăng nhẹ, top 3 thuộc về Toyota, Hyundai và Ford Doanh nghiệp phân phối Ford, Hyundai top đầu đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Ô tô bị cây đè trúng do bão Yagi được đền bù ra sao?

Bão Yagi dẫn đến nhiều cây xanh trên các tuyến phố bị gãy đổ, đè trúng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu mua bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ được bồi thường trong tình huống này.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024 Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Doanh số bán xe liên tục “cài số lùi”, Honda giảm giá mạnh loạt ô tô trong tháng 8 Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất?

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?

Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.

Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8 Vay mua ô tô trong tháng 8/2024 ngân hàng nào để có lãi suất thấp nhất?