Bluechips đồng lòng tiếp sức cho VCB, VN-Index chốt tuần trên 1.200 điểm

Lo ngại về sự trật nhịp giữa VCB và các Bluechips đã được giải quyết trong phiên cuối tuần. VN-Index có tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp và đóng cửa tại 1.207 điểm.

Định vị thị trường

Tâm điểm chú ý của thị trường chứng khoán trong giai đoạn tháng 7 không phải là câu chuyện về FED tăng lãi suất, thay vào đó những thông tin về các chính sách kinh tế của Trung Quốc mới đang thể hiện sự ảnh hưởng lớn.

Một số thông tin mới cho biết nhóm ngành Bất động sản tại Trung Quốc sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ nước này giúp CSI 300 và SHCMP nối lại đà tăng mạnh sau 2 phiên bị chốt lời nhẹ.

Mức tăng của thị trường Trung Quốc ở quanh 2%, vượt trội so với các thị trường khu vực bao gồm cả Việt Nam. Dù vậy, VN-Index vẫn có phiên bứt phá khá tốt khỏi mốc 1.200 điểm và hiện đang áp sát thành tích tăng 20% từ đầu năm.

Chất xúc tác

Tính chung cả tuần vừa qua, khối ngoại mua 789 tỷ đồng trên HOSE. Kết hợp với yếu tố tiền nội dồi dào, khớp lệnh của HOSE đã duy trì thường xuyên trên mức bình quân 20 phiên. Có 4/5 phiên, tổng giá trị giao dịch của sàn đã đạt trên 20.000 tỷ đồng.

khoingoai287a-7991.png

Ở phiên hôm qua, đã có lo lắng về sự trật nhịp giữa các Bluechips nhưng điều này đã được giải quyết ngay trong phiên cuối tuần với sự tham gia của hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn.

Quảng cáo

Vận động nhóm ngành

Theo thống kê, rổ VN30 có tới 25/30 mã tăng giá trong đó có những ông lớn như VNM (+2,2%), VHM (+2,4%), GAS (+1,3%), VPB (+1,6%), TCB (+2,1%). Với số lượng lớn và biên độ khá tốt, các Bluechips đã thay thế VCB (+0,3%) khi cổ phiếu này đang có dấu hiệu bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.

So với nhịp kéo của VCB lên 1.200 điểm vừa qua, hiệu ứng của phiên hôm nay thể hiện sự quyết liệt hơn từ dòng tiền lớn. VN30 tăng 1,06% cùng với giá trị giao dịch đạt 7.303 tỷ đồng.

Thành tích của VN-Index còn đi sau VN30 khi chỉ số này tăng 0,86%. Dù vậy, chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục phá đỉnh 10 tháng và có tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp khi đóng cửa tại 1.207 điểm (+0,86%). Tổng giá trị giao dịch đạt 21.926 tỷ đồng.

Có tới 3 cổ phiếu đạt quy mô trên 1.000 tỷ đồng là NVL (+2,8%), VND (+4,64%), DIG (-1,54%) trong đó VND đã giải quyết xong hậu quả của phiên tin đồn liên quan đến trái phiếu Trung Nam. Tại mức giá 20.300 đồng/cổ phiếu, VND ghi nhận trạng thái cao nhất trong 10 tháng trở lại đây.

Một loạt cổ phiếu Chứng khoán như AGR (+2,6%), VIX (+5,2%), ORS (+5,7%), FTS (+2,6%) đều có kết quả giao dịch tích cực.

Nhóm Bất động sản và Xây dựng cũng có một loạt cổ phiếu tăng trần như TDC, HBC, CTD, NBB cùng với các mã như DXG (+5%), VPH (+3,7%). Trạng thái của HBC, CTD lại trái ngược so với VCG (-3,4%), PHC (-4,2%) khiến nhà đầu tư vẫn đang có những mâu thuẫn trong việc dự báo nhóm nhà đầu tư sẽ trúng thầu sân bay Long Thành.

Ở nhóm Năng lượng, cổ phiếu PPC (-5,4%) đã đi ngược lại với sắc xanh của phần lớn các cổ phiếu. Mới đây, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường Bộ Công an đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại. PPC nhận án phạt 3,925 tỷ đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12 tháng.

Tính chung, cả HOSE đã có 63% mã tăng giá, trái ngược với trạng thái phân hóa và bị sắc đỏ lấn lướt như các phiên trước đó.

2 chỉ số còn lại là HNX-Index và UPCoM-Index sau các phiên liên tục đi ngược chiều nhau cuối cùng đã cùng nhìn về một hướng. HNX-Index tăng 0,81% còn UPCoM-Index tăng 0,3%, tổng giá trị giao dịch đạt gần 2.900 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024