23 năm thành lập thị trường chứng khoán, nhìn lại từ phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE

Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Sự kiện này cũng là cơ hội để gợi nhớ lại thăng trầm của VN-Index qua các giai đoạn.

Nếu VN-Index đóng cửa trên 1.185 điểm trong phiên giao dịch ngày 28/7, chỉ số sẽ có lần thứ 3 trong năm 2023 ghi nhận chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Đây là diễn biến tích cực của thị trường ở thời điểm hiện tại nhưng nếu nhìn lại 23 năm trước, sẽ có không ít nhà đầu tư bất ngờ với xuất phát điểm của thị trường.

Đúng vào ngày 28/07/2000, Trung tâm Chứng khoán TP.HCM (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM – HOSE) đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch "khởi nguồn" của cột mốc 100 điểm, VN-Index chỉ có 2 cổ phiếu là REE và SAM cùng với sự tham gia của 6 Công ty chứng khoán thành viên (ACBS, BSC, BVSC, FSC, TLS và SSI).

Cho đến hết năm 2001, với tổng cộng 5 mã cổ phiếu, VN-Index vẫn có thể tạo ra đợt sóng đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tăng gấp hơn 2 lần lên 235,4 điểm và đạt giá trị vốn hóa là 1.600 tỷ đồng.

Từ sau đợt sóng 2006-2007, HOSE mới lần đầu tiên đạt số lượng cổ phiếu niêm yết vượt trên 100 mã và tới năm 2009, giá trị giao dịch bình quân một phiên mới đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Mức thanh khoản 15.000-17.000 tỷ đồng/phiên là những con số "không tưởng" trong giai đoạn 2020 đổ về trước bởi năm có thanh khoản tốt nhất là 2018 chỉ có bình quân 5.390 tỷ đồng/phiên.

Thực tế, giai đoạn "hoàng kim" của HOSE mới xuất hiện gần đây. Các năm 2021-2022, thời điểm dịch COVID-19 lại bắt đầu một con sóng lịch sử kéo VN-Index vượt 1.500 điểm, giá trị giao dịch nhảy vọt lên mức 21.590 tỷ đồng và 17.000 tỷ đồng.

Quảng cáo
index23-8869.png

Các phiên giao dịch trong tháng 7/2023 thường xuyên có những phiên đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Còn nếu chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch cũng đạt bình quân 11.710 tỷ đồng/phiên, một bước tiến xa so với giai đoạn 2019 đổ về trước.

Tính đến hết tháng 6, giá trị vốn hóa của sàn đã đạt 4.466,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11.000 lần so với phiên giao dịch đầu tiên của TTCK và tương đương 46,95% GDP năm 2022. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn là 395 mã.

vonhoa-tungnam-2800.png

Trong khi đó, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,25 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 7,2% dân số.

vonhoa10-5114.png

Các mã hàng đầu về vốn hóa cũng đang là những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường có 4 cổ phiếu Ngân hàng VCB, BID, VPB, CTG trong đó VCB là cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán có vốn hóa trên 20 tỷ USD. Một số cổ phiếu như VHM, BID có vốn hóa hơn 10 tỷ USD.

Trong thời gian tới, nếu kết quả kiểm thử KRX diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chứng kiến những sự thay đổi lớn hơn trên HOSE ngay trong giai đoạn 2023-2024. Những sản phẩm mới như bán chứng khoán chờ về, giao dịch T+0 và thanh toán đối tác trung tâm bù trừ, ký quỹ một phần tiền... chắc chắn sẽ giúp thanh khoản có bước nhảy mới và thậm chí vượt qua các kỷ lục mới được thiết lập trong thời gian gần đây.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất