Xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao có sự đóng lớn của sản phẩm chế biến sâu

Ngành rau quả tiếp tục xác lập con số kỷ lục khi mang về 2,59 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 28,2% so với cùng kỳ. Tín hiệu lạc quan vẫn còn nhiều

Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ về đích trước 2 năm so với mục tiêu
152024060614564420240606150439.2356130.png

Sản phẩm đậu nành rau của Công ty ANTESCO

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo 61,4%

Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, xuất khẩu rau quả trong tháng 5/2024 ước đạt 700 triệu USD, tăng 16,1% so với tháng trước và tăng 7,4% so với tháng 5/2023. Tính chung 5 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu rau quả ước đạt 2,59 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong các tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực ghi nhận mức tăng trưởng cao, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Thái Lan.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 1,16 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 61,4%; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 107 triệu USD, tăng 63,3%; Hoa Kỳ đạt 93,3 triệu USD, tăng 33%; Nhật Bản đạt 61,4 triệu USD, tăng 13,4% và Thái Lan đạt 59,1 triệu USD, tăng 95,2%...

Với đà tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng khả quan. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, chiếm 61,4% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2024, nhu cầu từ thị trường tỷ dân tăng sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này.

Theo Cục Bảo vệ Thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.

Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về kiểm dịch đối với dưa hấu từ tháng 12/2023 và chính thức có hiệu lực từ ngày 12/6/2024; còn các Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, bơ, chanh leo vào Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán tích cực.

Quảng cáo

Tuy nhiên, để xuất khẩu bền vững đòi hỏi sản phẩm rau quả của Việt Nam phải nâng cao hơn nữa về chất lượng. Bởi hiện nay không chỉ Trung Quốc, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang siết chặt chất lượng nông sản nhập khẩu.

Chế biến sâu, con đường phát triển tất yếu của ngành nông nghiệp hiện đại

Để mang về được 2,59 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 28,2% so với cùng kỳ, ngoài tín hiệu lạc quan từ thị trường còn nhờ các doanh nghiệp ngành rau quả đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chuyển từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu đã phát huy hiệu quả.

Theo Công ty Cổ phần Nông sản Phúc Tiến, nhờ mạnh dạn đầu tư kho lạnh, tăng cường khâu chế biến, nhiều đối tác từ châu Âu, Nhật Bản đã tìm đến và doanh nghiệp cũng sớm ký được hợp đồng xuất khẩu cho cả năm. Những sản phẩm xoài sơ chế cấp đông xuất khẩu đi châu Âu của doanh nghiệp có giá hơn 1,2 USD/kg. Đây là giải pháp vừa giải quyết hiệu quả đầu ra vừa nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, chế biến sâu còn giúp cho các nhà máy có thể chủ động nguồn hàng nhờ bảo quản lâu hơn, từ đó xóa dần áp lực bán nhanh và phải phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt còn tiêu thụ hiệu quả nguyên liệu cho bà con nhà vườn khi vào mùa thu hoạch.

Ông Trịnh Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Phúc Tiến (An Giang) cho biết, chế biến sâu tạo ra các sản phẩm đi các thị trường xa và lưu trữ được nên đơn vị luôn ký được các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn đi các thị trường châu Âu, châu Á.

Ông Bùi Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO) cho rằng, nếu các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu trái cây tươi sẽ khó có thể giải quyết được hết lượng hàng hóa lớn tại thời điểm mùa vụ, dẫn đến tình trạng nông sản của bà con bị mất giá. Chính vì vậy, chế biến sâu sẽ giúp người nông dân tiêu thụ hết lượng nông sản khi vào thu hoạch rộ và giữ được mặt bằng giá ổn định, giúp bà con an tâm sản xuất.

Ông Trần Thanh Hiệp, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang thông tin thêm: “Vừa qua địa phương cũng đã có hai lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc, sắp tới đây sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa cũng như mời gọi các doanh nghiệp tham gia kết nối, liên kết sản xuất và trong đó quan tâm hơn nhiều cho vấn đề là chế biến sâu”.

Mỗi năm, cả nước sản xuất được khoảng 31 triệu tấn rau quả nhưng tỷ lệ chế biến sâu chưa tới 21%. Qua đó cho thấy dư địa để phát triển lĩnh vực này còn khá lớn, nếu làm tốt hơn nữa khâu chế biến sâu sẽ là giải pháp giúp ngành hàng sớm đạt và vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 6 - 6,5 tỷ USD năm nay.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 150 cơ sở, doanh nghiệp có nhà máy chế biến hiện đại, đầu tư mới với công suất thiết kế là 1 triệu tấn nguyên liệu/năm, con số này cũng chỉ chiếm hơn 10% trong tổng sản lượng sản xuất, do vậy ngành rau quả cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường chế biến sâu và cạnh tranh xuất khẩu bền vững. Bởi chế biến sâu, con đường phát triển tất yếu của ngành nông nghiệp hiện đại.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Theo các chuyên gia và lãnh đạo nhà thầu trong nước, trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay nhau, chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án và không thua ngay trên chính sân nhà.

“Quy mô nền kinh tế dự kiến đạt 564 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc cao không còn là trở ngại lớn” Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Cổ phiếu đã tăng giá kể từ cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi trái phiếu bị cuốn vào cuộc giằng co giữa xu hướng tăng và giảm giá, với những người tham gia ở cả hai thị trường đang cố gắng dự đoán hướng đi của nền kinh tế Mỹ dưới thời chính quyền Trump sắp

Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 0,25%, chỉ ra một động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ đang suy yếu Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Trung Quốc thông báo giảm thuế xuất khẩu đối với 209 sản phẩm

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố gần đây cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng Tám tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 309 tỷ USD, cao nhất từ tháng 9/2022.

Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh "Làm gì cũng đứng nhất", Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng lại: Tham vọng chiếm lĩnh một thứ chưa ai đụng tới

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

10 tháng mới đạt hơn 52% kế hoạch, Bộ Tài chính kiến nghị quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 mới đạt 52,29%, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Ngành giao thông dự kiến giải ngân 98% vốn đầu tư công được giao trong năm 2024

Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Theo Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".

Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ