Thuế quan mới đe dọa xuất khẩu nông sản của Mỹ

Các nhóm ngành nông nghiệp Mỹ cảnh báo rằng các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc có thể gây tổn hại cho ngành xuất khẩu nông sản.

152203-my-ap-thue-nong-san-nhap-khau-tu-dau-thang-4.jpg
Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở Burlingame, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Các nhóm ngành nông nghiệp Mỹ cảnh báo rằng các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc có thể gây tổn hại cho ngành xuất khẩu nông sản trị giá 191 tỷ USD của Mỹ, đồng thời đẩy chi phí lên cao trong bối cảnh nông dân đang vật lộn với giá nông sản thấp.

Ông Trump đã áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, đồng thời tăng gấp đôi thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc lên 20%, làm leo thang căng thẳng thương mại với ba đối tác mua nông sản lớn nhất của Mỹ.

Quảng cáo

Đáp trả, Canada và Trung Quốc đã áp thuế lên các sản phẩm nông nghiệp Mỹ như lúa mì và gia cầm. Trong khi đó, các nhóm ngành nông nghiệp cho biết thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Canada sẽ khiến chi phí phân bón tăng lên. Theo dữ liệu ngành, khoảng 85% lượng potash (hợp chất kali, nguyên liệu chủ chốt để sản xuất phân bón) nhập khẩu của Mỹ đến từ Canada.

Chi phí tăng cao và xuất khẩu giảm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nông dân Mỹ, nhất là khi nhiều người trong số họ đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ khi trồng ngô và đậu tương - hai mặt hàng nông sản chủ lực của nước này.

Ông Zippy Duvall, Chủ tịch Liên đoàn Nông trại Mỹ, cho biết: “Đây là năm thứ ba liên tiếp nông dân Mỹ thua lỗ trên hầu hết các loại cây trồng chính. Việc bổ sung thêm chi phí và thu hẹp thị trường xuất khẩu đối với hàng nông sản Mỹ có thể tạo ra gánh nặng kinh tế mà nhiều nông dân không thể chống đỡ được”.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết bà đang liên lạc với Tổng thống Trump về tác động kinh tế đối với nông dân. Trung Quốc - nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới - đã đáp trả thuế quan của Mỹ bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với lượng hàng nông sản và thực phẩm Mỹ trị giá 21 tỷ USD. Trong khi đó, Canada áp thuế trả đũa đối với lượng hàng hóa Mỹ trị giá 30 tỷ CAD (tương đương 20,84 tỷ USD).

Những lo ngại về thuế quan và biện pháp trả đũa đã khiến một số chuỗi siêu thị Canada hủy đơn hàng từ các nhà cung cấp rau củ Mỹ và chuyển sang các nguồn cung khác trong tháng qua. Riêng đối với ngành thịt đỏ, Canada, Mexico và Trung Quốc đã chiếm 8,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ năm ngoái.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá cà phê Mỹ tăng cao kỷ lục

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ miễn trừ thuế đối với mặt hàng cà phê, cảnh báo rằng các mức thuế bổ sung đối với Canada và Mexico có thể đẩy giá cà phê tại Mỹ tăng tới 50%.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Cà phê trong cơn "bão giá"

Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm

Việc nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Giá gạo Ấn Độ vẫn gần mức thấp nhất 19 tháng