CPI tháng 3 bất ngờ giảm nhẹ so với tháng trước

Cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu, giá gạo giảm theo giá thế giới là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm 0,03% so với tháng trước; tăng 1,3% so với tháng 12/2024 và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 3 bất ngờ giảm nhẹ so với tháng trước

Theo đó, trong mức giảm 0,03% của CPI tháng 3/2025 so với tháng trước, có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Cụ thể, 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức 1,41%. Trong đó: Chỉ số giá xăng giảm 3,61%; chỉ số giá dầu diezen giảm 4,67% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,75%, chủ yếu do nhu cầu đi lại của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán; dịch vụ trông giữ xe giảm 0,11% do nhu cầu giảm.

Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ sửa chữa xe đạp tăng 0,51%; dịch vụ sửa chữa xe máy tăng 0,49% do chi phí nhân công tăng; phụ tùng ô tô tăng 0,39%; lốp, săm xe đạp tăng 0,12%; xe ô tô mới tăng 0,1%.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%, trong đó: Lương thực giảm 0,83% ; thực phẩm tăng 0,08% ; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,03% .

- Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,04% do nhu cầu tiêu dùng giảm, trong đó giá rượu bia giảm 0,02%; đồ uống không cồn giảm 0,22%; riêng nhóm thuốc hút tăng 0,04% do giá đô la Mỹ tăng nên một số loại thuốc lá nhập khẩu tăng.

photo-1743906539997-17439065404571284091210.png

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2025 so với tháng trước

Trong khi đó, tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,09 điểm phần trăm), chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: Giá thuê nhà tăng 1,09% do nhu cầu thuê nhà tăng cao.

Ngoài ra, giá bất động sản ở mức cao khiến nhiều chủ hộ tăng giá thuê để phù hợp với giá trị tài sản. Theo đó, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,25%. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,26% do giá xi măng, giá thép tăng theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào như than, phôi thép, điện, chi phí nhân công tăng.

Ngược lại, một số nhóm có chỉ số giá tháng 3 giảm so với tháng trước: Giá dầu hỏa giảm 4,99% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá điện sinh hoạt giảm 0,14%, nước sinh hoạt giảm 1,63% do nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết; giá gas giảm 0,46% do từ ngày 01/3/2025 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 2.000 đồng/bình 12 kg theo xu hướng giảm của giá thế giới.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Nhóm đồ trang sức tăng 3,73% theo giá vàng thế giới; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,17%; máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân tăng 0,2%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,31%. Ở chiều ngược lại, dịch vụ vệ sinh môi trường giảm 0,02%; đồng hồ đeo tay giảm 0,01%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng sau: Du lịch trọn gói tăng 0,57% (du lịch ngoài nước tăng 0,77%; du lịch trong nước tăng 0,49%) do nhu cầu du lịch của người dân và chi phí dịch vụ tăng; nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 0,29%; khách sạn, nhà khách và thiết bị, dụng cụ thể thao cùng tăng 0,2%; tạp chí tăng 0,19%; ti vi màu tăng 0,11%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%, trong đó, một số mặt hàng tăng: Giá máy giặt tăng 0,87%; máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,48%; ổn áp điện tăng 0,38%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,15%; đèn điện thắp sáng tăng 0,14%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0,12%; hàng dệt trong nhà tăng 0,11%; dịch vụ sửa chữa thiết bị trong gia đình tăng 0,23%; dịch vụ trong gia đình tăng 0,08%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%, trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 0,14% do các địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, thời tiết miền Bắc chuyển sang nồm ẩm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Cụ thể, giá nhóm thuốc chống dị ứng tăng 0,32%; vitamin và khoáng chất tăng 0,12%; thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 0,11%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,1%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,08%.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%, trong đó, chỉ số giá vải các loại tăng 0,31%; quần áo may sẵn tăng 0,08%; may mặc khác tăng 0,06%; dịch vụ giày dép tăng 0,28%; dịch vụ may mặc tăng 0,17% do chi phí nhân công tăng. Ở chiều ngược lại, chỉ số giá giày dép giảm 0,09%; bít tất các loại giảm 0,12% do nhu cầu giảm.

- Nhóm giáo dục tăng 0,02% do giá văn phòng phẩm tăng 0,14%, trong đó bút viết các loại tăng 0,32%; sản phẩm từ giấy tăng 0,19%; văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,18%.

- Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,02%, trong đó, thiết bị điện thoại tăng 0,05% do nhóm máy điện thoại di động thông thường và dịch vụ sửa chữa điện thoại tăng. Ở chiều ngược lại, giá phụ kiện điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1,11%; máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,57%; máy điện thoại cố định giảm 0,06%.

CPI quý I/2025 tăng 3,22%

Trong cả quý I/2025, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 14,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,63%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,11%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,78%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,57%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,59%; giáo dục giảm 0,61%; giao thông giảm 2,4%.

Cục Thống kê cho biết, CPI quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,78% (góp phần làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm), trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 12,49% (tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm) do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp Lễ, Tết; chỉ số giá gạo tăng 0,97%; chỉ số giá thịt gia cầm tươi sống tăng 1,06%.

- Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,11% (làm CPI chung tăng 0,96 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng. Trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,11% (góp phần làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm) do nhu cầu sử dụng điện tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.

- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 14,4% (làm CPI chung tăng 0,78 điểm phần trăm) do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế.

- Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,16% (góp phần làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý I/2025, gồm:

- Chỉ số nhóm giao thông giảm 2,4% (góp phần làm CPI chung giảm 0,23 điểm phần trăm), trong đó giá xăng dầu giảm 9,73%; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 6,06%.

- Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,61% (góp phần làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm) do trong năm học 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã miễn, giảm mức học phí cho các đối tượng theo quy định.

- Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,59% (góp phần làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm) do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được đưa ra thị trường một thời gian.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2025 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,22%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng

Xuất khẩu của Việt Nam tháng 4/2025 tăng 20%

Theo VIS Rating, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2025 đã tăng mạnh khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY), so với mức tăng trưởng 10,5% trong 3 tháng đầu năm 2025.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn Chuyên gia Dragon Capital: Với Nghị quyết 68, khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn giữa bất định toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới

Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 929/QĐ-Ttg về việc thành lập “Ban chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc