Việt Nam được đánh giá là quốc gia phổ biến nhất bên ngoài Trung Quốc để xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng điện tử và đã thu hút phần lớn đầu tư sản xuất ngoài Trung Quốc của Apple.
Ấn Độ hôm thứ Năm (20/7) thông báo cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, có hiệu lực ngay lập tức. Một động thái được cho là có thể gây tác động tương đương với cuộc chiến tranh ở Ukraine đối với nguồn cung cấp lúa mì.
Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 4,234 triệu tấn, đạt 65,07% so với mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn của Bộ Công Thương. Tuy xuất khẩu gạo đạt được nhiều thành công nhất định, nhưng lợi nhuận từ cây lúa của nông dân đang là mối quan tâm lớn của những người trong cuộc.
Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang đối mặt với những khó khăn về nguồn cung khiến giá gạo xuất khẩu bao gồm Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh.
6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 2 năm qua so với các nước xuất khẩu gạo khác. Yếu tố nào đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và khi giá gạo tăng cao các doanh nghiệp có dễ dàng đàm phán hợp đồng mới?
Gạo là mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt nhất trong 5 tháng đầu năm nay. Không chỉ tăng mạnh về lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá gạo Việt Nam cũng đang đứng ở mức cao so với các nước khác.
Theo Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn), 4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, trị giá 1,555 tỷ USD, tăng 43,6% về lượng và tăng 54,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái
Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 3/2023 đạt cao nhất trong lịch sử ngành hàng với 961.608 tấn, trị giá 509 triệu USD, tăng gần 80% về lượng và giá trị so với tháng trước. Tính chung quý 1/2023, xuất khẩu gạo tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong quý vừa qua, trong khi kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác giảm đến 2 con số thì gạo là mặt hàng có mức tăng trưởng tốt nhất và tín hiệu thị trường vẫn lạc quan, báo hiệu sẽ có thêm một năm thành công.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng và đánh giá rủi ro, tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền.
Cả hai nhà xuất khẩu gạo là Campuchia và Thái Lan đều muốn "lấn sân" nhiều hơn vào thị trường Philippines trong khi quốc gia này đang nhập 90% từ Việt Nam.
Sau Tết, gạo 5% tấm của Việt Nam luôn đứng ở mức cao, nhưng hiện nay giá gạo này đang giảm 5 USD/tấn so với tuần trước. Trong khi, gạo cùng loại của Thái Lan giảm nhiều hơn 9 USD/tấn, gạo Ấn Độ vẫn ổn định, chỉ riêng gạo Pakistan tăng 5 USD/tấn.
Giá gạo Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm trong tuần thứ hai liên tiếp, nhờ nhu cầu mạnh khi các nhà giao dịch trong nước tiếp tục cung cấp mặt hàng thiết yếu này với mức giá cạnh tranh hơn so với các “vựa lúa” châu Á khác.
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 445-450 USD/tấn, giảm so với mức 458 USD/tấn trong tuần trước, trong khi gạo Thái Lan tăng từ 480 USD/tấn lên 495 USD/tấn ngày 12/1.
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này lên mức cao nhất trong gần hai năm nhờ đồng baht mạnh và nhu cầu ổn định, trong khi giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp của sáu tuần do hoạt động giao dịch chậm lại trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán.
Xuất khẩu gạo cấp trung bình và thấp mà Việt Nam đã thoát ra đang có nguy cơ quay lại, vấn đề này được chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo lên tiếng cảnh báo.