Nga bất ngờ tăng xuất khẩu một mặt hàng đến Việt Nam hơn 500%, giá rẻ cực hấp dẫn

Mặt hàng này đã ghi nhận mức tăng trưởng gần 7 lần trong tháng 11 vừa qua.

Nga bất ngờ tăng xuất khẩu một mặt hàng đến Việt Nam hơn 500%, giá rẻ cực hấp dẫn

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 11 đạt 367.389 tấn, tương đương gần 139 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch. Lũy kế 11 tháng đầu năm, nước ta đã chi gần 1,28 tỷ USD nhập khẩu phân bón với hơn 3,73 triệu tấn, tăng 20% về lượng nhưng giảm 13% về trị giá.

Phân bón về Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhiều nhất, trong 11 tháng đầu năm, nước ta nhập từ Trung Quốc hơn 1,8 triệu tấn phân bón, tương đương trị giá hơn 600 triệu USD, tăng 16% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá.

Đáng chú ý, Nga đã vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp phân bón cho Việt Nam. Trong tháng 11, nước ta nhập từ Nga 32.026 tấn phân bón với trị giá hơn 14 triệu USD, tăng 438% về lượng và tăng 577% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 11 tháng đầu năm, thị trường Nga chiếm tỷ trọng hơn 6% về lượng và hơn 8% về trị giá với hơn 108 triệu USD và 262.664 tấn, tăng 7% về lượng nhưng giảm 30,2% về trị giá. Trước đó vào tháng 8, nhập khẩu phân bón từ Nga cũng lập kỷ lục với sản lượng vượt ngưỡng 100.000 tấn chỉ trong 1 tháng.

photo1704450518-1884.jpeg
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giá nhập khẩu đạt 468 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo
photo1704450518-1-4138.jpeg
Giá phân bón hạ nhiệt kể từ đầu năm 2023 đến nay. Theo Tổng cục Hải quan

Trong cả năm 2022, Nga chiếm tỉ trọng 11,9% trong tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam. So với năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga đã tăng 36,9%. Bên cạnh Nga, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các quốc gia khác như Lào, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada,…

Hiện nay Nga đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng phân kali chỉ sau Canada và là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất trong năm 2022, mặt hàng này đã mang về cho Nga 12,5 tỷ USD, chiếm 15,1% thị phần của toàn ngành.

Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Phân bón của Nga không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau khi xung đột xảy ra tại Ukraine. Tuy nhiên, các hạn chế vẫn ảnh hưởng đến việc giao hàng, khiến lượng giao hàng giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo dữ liệu chính thức, xuất khẩu hầu hết các loại phân bón của Nga đã phục hồi trong năm nay nhờ những nỗ lực thành công trong việc định hướng lại việc giao hàng sang châu Á. Theo đại diện từ Hiệp hội Các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU), xuất khẩu có thể đạt mức trước lệnh trừng phạt là khoảng 38 triệu tấn vào cuối năm nay. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn.

Giá phân bón trên thị trường quốc tế đang hạ nhiệt, nhưng theo Fertilizer Pricing, đây chỉ là sự suy giảm tạm thời. Khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, than và khí tự nhiên, hai nguyên liệu chính để sản xuất phân bón, sau một thời gian ngắn ổn định, gần đây đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Tại thị trường Việt Nam, theo khảo sát giá phân bón đã giảm 30 - 50% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Hiện giá phân bón Urê Cà Mau, Phú Mỹ dao động khoảng 520.000 - 550.000 đồng/bao 50kg; DAP Hồng Hà có giá khoảng 1,05 - 1,1 triệu đồng/bao 50kg; Kali khoảng 670.000 - 700.000 đồng/bao 50kg; NPK 16-16-8 khoảng 730.000 - 800.000 đồng/bao 50kg…

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo toàn cầu đã chạm đáy nhưng khó hồi phục trong năm nay

Giá gạo toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và khó có thể giảm thêm nữa khi đồng tiền của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ - đang tăng giá, nhưng lượng dự trữ của Ấn Độ tăng mạnh và vụ mùa bội thu ở châu Á nói chung sẽ cản trở

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.

Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm