Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo xuất sang Indonesia, giá thấp nhất trong các nguồn cung

Các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 1/3 gói thầu nhập khẩu gạo 300.000 tấn của Indonesia.

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo xuất sang Indonesia, giá thấp nhất trong các nguồn cung

Mới đây Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa chốt hợp đồng 300.000 tấn gạo với các nhà cung cấp. Theo thứ tự, các doanh nghiệp Thái Lan trúng thầu với sản lượng nhiều nhất 117.000 tấn, đứng thứ 2 là Việt Nam 108.000 tấn, phần còn lại từ Pakistan và Myanmar. Trong đó, Việt Nam chiếm 4/12 gói thầu.

Các doanh nghiệp trúng thầu gồm Công ty CP Thực phẩm thiên nhiên King Green (30.000 tấn), Công Ty CP Quốc Tế Gia (31.000 tấn), Tổng công ty Lương thực Miền Nam (26.000 tấn) và Olam (21.000 tấn).

Trong đợt thầu này, xét về giá C&F (chi phí và cước phí), gạo Myanmar cao nhất khi đạt mức 626 USD/tấn, tiếp theo là Pakistan có giá 623 USD/tấn. Gạo Thái Lan đứng vị trí thứ 3, có giá từ 611,5 - 617 USD/tấn, còn Việt Nam có giá từ 607 - 616 USD/tấn, thấp nhất trong các nước dự thầu.

Indonesia đang nỗ lực tăng lượng gạo nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát. Giới chức nước này cho biết, giá gạo đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái do hiện tượng khô hạn ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng gạo nước này. Năm 2024, Indonesia dự báo nhập khẩu tới 3,6 triệu tấn gạo và là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines.

gao-3308.png
Nguồn: Rice News
Quảng cáo

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 9,9% về lượng và tăng 3,1% kim ngạch so với tháng 1/2024, đạt 562.943 tấn, tương đương 373,37 triệu USD, giá trung bình 663,3 USD/tấn.

Tính chung cả 2 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 20,4% về lượng, tăng 55,7% về kim ngạch và tăng 29,4% về giá so với 2 tháng năm 2023, đạt gần 1,08 triệu tấn, tương đương trên 735,58 triệu USD, giá trung bình 684,2 USD/tấn.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines trong 2T/2024, chiếm 46,5% trong tổng lượng và chiếm 45,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 500.195 tấn, tương đương 337,05 triệu USD, giá 673,8 USD/tấn, tăng 24,4% về lượng, tăng 64,7% về kim ngạch và tăng 32,3% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường Indonesia đứng thứ 2 về nhập khẩu gạo Việt Nam, tăng mạnh 52,4% về lượng, tăng 110,5% kim ngạch và tăng 38% về giá so với 2 tháng năm 2023, chiếm 20,4% trong tổng lượng và chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Năm 2024, theo dự báo của nhiều chuyên gia, tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung gạo toàn cầu năm 2024 dự báo giảm, nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng tăng…, tạo dư địa cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu và có được mức giá bán tốt hơn.

Ước tính, 2024 sẽ là năm liên tiếp xuất khẩu gạo vượt 8 triệu tấn, mang về khoảng 5 tỷ USD. Đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia, Trung Quốc đang đổ dồn về Việt Nam. Đây là 3 thị trường nhập nhiều gạo nhất của nước ta.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống