Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có

Các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines, Indonesia, châu Phi và Trung Quốc vẫn tăng mua và xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm vẫn sẽ tăng trưởng tốt, nhưng “chìa khóa” kinh doanh thành công sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng trong kho.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các thương nhân Philippines đang tăng mua gạo 5% tấm của Việt Nam giá từ 550 - 555 USD/tấn (CIF), quy ra giá FOB khoảng 540 - 545 USD tấn, so với một tuần trước giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 15 đến 20 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất từ năm 2021 đến nay.

1688976570964-3404202307101626016173240-2614.png

Philippines tăng mua, đẩy gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 15 – 20 USD/tấn

Trong 6 tháng cuối năm, sản lượng gạo thế giới có thể giảm, tồn kho ở mức thấp, trong khi tiêu thụ gạo toàn cầu tăng nhẹ, điều này sẽ thúc đẩy giá gạo xuất khẩu.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, nhu cầu mua gạo của các nước vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt đến từ thị trường Philippines, đã đẩy gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh.

Thời gian qua, các thương nhân Philippines không mua hàng vì hy vọng giá gạo sẽ xuống, nhưng khi thấy giá gạo không thể xuống nên gần đây họ lại ồ ạt mua vào, đẩy giá gạo Việt Nam tăng lên thêm 15 – 20 USD/tấn.

Cụ thể, Philippines mua gạo 5% tấm 550 đến 555 USD/tấn, giá CIF, cảng Philippines quy ra giá FOB khoảng 540 - 545 USD/tấn. So với một tuần trước giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 15 đến 20 USD/tấn.

Hiện nay, các nhà máy xay xát và các nhà cung ứng trong nước lại hạn chế bán ra nên nhiều doanh nghiệp không mua đủ hàng giao, để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng đã ký kết buộc doanh nghiệp phải đẩy giá lên để mua đủ số lượng giao cho khách hàng, dù trước đó họ ký hợp đồng bán gạo giá từ 530 - 535 USD/tấn.

Theo chuyên gia ngành gạo, với tình hình thị trường như hiện nay thì giá gạo có thể ở mức từ 560 - 570 USD/tấn, nhất là đối với loại gạo Đài Thơm 8 (DT8) và OM5451.

Quảng cáo

Tình hình này có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho những doanh nghiệp đã lỡ ký hợp đồng bán gạo giá thấp, trong khi nhu cầu thị trường đang rất lớn. Dự kiến, trong tháng 7 này sẽ có khoảng 400.000 tấn phải xuất cho ba thị trường là Indonesia, châu Phi và Philippines nhưng thu hoạch lúa Hè Thu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang chậm lại do ảnh hưởng thời tiết mưa gió.

“Trong bối cảnh El Nino đang diễn biến phức tạp cùng với bất ổn địa chính trị, khiến các nước tiêu dùng gạo tăng mua để tăng dự trữ bảo đảm an ninh lương thực trong nước, đẩy nhu cầu gạo thế giới tăng cao, trong khi sản xuất lúa trong nước vẫn ổn định. Để tránh những rủi ro cao các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải hết sức cẩn thận trước khi ký hợp đồng mới, và phải xem lại chân hàng ký bán với số lượng lớn”, Phó chủ tịch VFA nói.

Theo Reuters, dữ liệu vận chuyển sơ bộ cho thấy có 95.200 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng TP.HCM trong khoảng thời gian từ ngày 01/7 đến ngày 12/7, với phần lớn gạo được chuyển đến Châu Phi, Indonesia và Philippines.

Một thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết, giá gạo vẫn ở mức cao do nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia, Philippines, Malaysia và một số quốc gia châu Phi do lo ngại hạn hán khiến họ đẩy mạnh tích trữ.

Trong khi đó, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM dự báo, nhu cầu toàn cầu có thể tiếp tục tăng cho đến cuối năm nay. Để có đủ gạo phục vụ các hợp đồng của công ty, các nhà xuất khẩu đổ xô mua lúa từ nông dân để tăng dự trữ, khiến nhu cầu gạo trong nước đang tăng mạnh và giá bán cũng tăng theo.

Làm gì để có đủ gạo xuất khẩu khi nhu cầu thị trường đang cao và giá bán cũng rất tốt?

Theo nhận định của VFA, từ nay đến cuối năm Philippines sẽ nhập khẩu ít nhất 1,5 triệu tấn gạo. Indonesia và châu Phi cũng đang có nhu cầu rất lớn về gạo và Trung Quốc cũng vậy, dẫn đến nhu cầu mua gạo của các nước từ nay đến cuối năm là rất lớn, nhưng sản xuất trong nước vẫn ổn định không có đột biến, nếu không có giải pháp tốt về nguồn cung có nhiều khả năng Việt Nam có thể thiếu gạo phục vụ xuất khẩu.

Vậy làm thế nào để có đủ gạo xuất khẩu trong khi nhu cầu thị trường đang cao và giá bán cũng rất tốt, đây chính là mối bận tâm lớn của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Việt Nam từ nước thiếu ăn đến nước xuất khẩu gạo lớn, và đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, có một thực tế cần được nhìn nhận là người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long càng làm lúa thì càng nghèo, vì vậy, sứ mệnh của các doanh nghiệp lúa gạo là phải giữ bà con gắn bó với đồng ruộng, bằng cách giúp người nông dân có lợi nhuận đúng với những gì họ đã đầu tư vào cây lúa.

Mặt khác, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long càng khiến cho sản xuất lúa gạo càng khó khăn.

Trong tình hình này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các doanh nghiệp nên đặt sứ mệnh cao cả hơn và bền vững hơn đối với ngành gạo thay vì chỉ kinh doanh đơn thuần. "Doanh nghiệp gạo không chỉ làm kinh tế mà còn phát triển xã hội ở nông thôn, vực dậy sinh kế của người nông dân. Điều này cần có chiến lược lâu dài, vì khi có lợi nhuận thì bà con mới gắn bó với đồng ruộng, doanh nghiệp mới có gạo để xuất khẩu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc