Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhích tăng những ngày gần đây, song khả năng phải đến giữa hoặc cuối quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định, khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn tăng.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9% so với cùng kỳ) với giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13,6% so với cùng kỳ). Giá gạo xuất khẩu trung bình ước đạt 553,6 USD/tấn (giảm 18,3% so với cùng kỳ).

Tuy nhiên, sang tháng 3 đà giảm của giá gạo xuất khẩu đã chững lại và những ngày gần đây mỗi ngày đều nhích tăng từ 1-2 USD/tấn.

Giá gạo Việt Nam đảo chiều tăng nhẹ

Cập nhật của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào ngày 19/3, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, giá các mặt hàng gạo tương đối ổn định, giá lúa tươi và giá gạo xuất khẩu tiếp đà tăng nhẹ.

Theo đó, gạo 5% tấm của Việt Nam tại ngày 19/3 ở mức 394 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn so với ngày 18/3), gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn (tăng 1 USD/tấn); gạo 100% tấm ở mức 313 USD/tấn (tăng 3 USD/tấn) và đều tăng nhẹ so với tuần trước.

Với mức giá hiện nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang thu hẹp dần khoảng cách với gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ khi giá gạo xuất khẩu tại hai thị trường này ghi nhận xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Cụ thể, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan tại ngày 18/3 ở mức 405 USD/tấn (cao hơn 11 USD/tấn so với gạo Việt Nam); gạo 25% tấm đứng ở mức 383 USD/tấn (cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Việt Nam) và gạo 100% tấm đứng ở mức 348 USD/tấn (cao hơn 35 USD/tấn so với gạo Việt Nam). Giá gạo 5% xuất khẩu của Ấn Độ ở mức 400 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 381 USD/tấn.

Tuy nhiên, so với mức giá bình quân 627 USD/tấn năm 2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh và vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu và giá gạo 25% tấm đều đã giảm trên 80 USD/tấn, trong khi gạo 100% tấm giảm khoảng 70 USD/tấn.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng và các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân giá gạo suy giảm trong thời gian qua là do tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế đang có dấu hiệu mất cân đối. Sản lượng gạo của 4 quốc gia cung cấp gạo lớn trên thế giới là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đều tăng so với niên vụ trước.

Trong khi đó, nhu cầu nhập từ các thị trường nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia lại đang chững lại do các nước này đã tích lũy đủ lượng gạo dự trữ trong năm 2024 và hiện đang chờ giá giảm thêm trước khi tiếp tục mua.

Ngoài ra, việc Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sau 2 năm tạm đóng cửa đã làm tăng nguồn cung trên thị trường quốc tế và tạo áp lực cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.

Mặc dù động thái bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ có tác động đến giá gạo trong nước và xuất khẩu của Việt Nam song theo các chuyên gia tác động chỉ mang tính tạm thời và chỉ ảnh hưởng tới phân khúc phẩm cấp chất lượng thấp. Với 80% lượng gạo xuất khẩu thuộc phân khúc chất lượng cao, gạo Việt được đánh giá là ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ gạo giá rẻ của Ấn Độ.

Thực tế với thế mạnh phân khúc riêng, hiện nông dân trồng lúa thơm và đặc sản như ST25 vẫn được thương lái mua với giá cao hơn cùng kỳ. Những doanh nghiệp xuất khẩu thị trường cao cấp vẫn giữ được mức giá từ 720 USD - 1.220 USD/tấn.

80% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thuộc phân khúc chất lượng cao nên ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ gạo giá rẻ của Ấn Độ. (Ảnh minh họa)
Quảng cáo

Từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương Thực Phương Đông (ORICO) cho biết, hiện giá lúa thơm đang được mua với mức ngang với đầu năm 2023 và cao hơn cùng kỳ các năm 2020, 2022. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chủ động tìm kiếm thị trường, lượng lúa hàng hóa sản xuất ra nên không lo ngại vấn đề tiêu thụ.

“Hiện đang chính vụ Đông Xuân, lúa chín liên tục nên giá lúa thu mua giảm khi nguồn cung tăng. Tuy nhiên, một thời gian ngắn nữa, giá sẽ tăng lại khi cung cầu ổn định”, ông Nguyễn Việt Anh nói và cho hay các doanh nghiệp có đầu ra vẫn liên tục thu mua lúa tươi nhưng tốc độ sấy, xay, lưu kho có hạn... Các doanh nghiệp không dám mua trữ quá nhiều vì còn liên quan đến vấn đề lãi suất đi vay, rủi ro thị trường.

Do đó, theo ông Nguyễn Việt Anh, để người nông dân đỡ bị ép giá, bên cạnh việc doanh nghiệp tăng tạm trữ gạo, giải pháp lâu dài là người nông dân phải chủ động định đoạt được thời gian bán lúa (có vốn và có kho để chứa lúa, bán sau). Còn nếu vẫn bán lúa tươi ở đồng thì sẽ luôn bị tình trạng này.

Chủ động các giải pháp ứng phó với biến động của thị trường xuất khẩu

Để đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo, ngày 4/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo theo dõi sát sao, cập nhật kịp thời các biến động về chính sách, các diễn biến thị trường của các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu để chủ động có các giải pháp.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, nhất là sự điều chỉnh chính sách tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan…; nắm bắt nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường còn nhiều dư địa như Mỹ, Nhật Bản, châu Phi, cung cấp, cập nhật thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp với diễn biến thị trường. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, tập trung vào các giống lúa có chất lượng và giá trị cao, các giống lúa đặc sản,…

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND các địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện việc thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo góp phần làm lành mạnh thị trường đặc biệt là khả năng dự trữ bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Chủ trì tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn, thị trường tiềm năng.

Thủ tướng đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo nghiên cứu, tính toán mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp có năng lực, có hệ thống kho chứa để mua gạo tạm trữ trong giai đoạn thị trường có biến động và giá mua thấp; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua và xuất khẩu lúa gạo; hỗ trợ nông dân tái vụ; đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cấp tín dụng.

Ngày 11/3, trong thông báo kết luận hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo diễn ra ngày 7/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục yêu cầu NHNN có biện pháp nâng hạn mức, thời hạn cho vay vốn đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện để đảm bảo vốn kinh doanh, thu mua thóc, gạo dự trữ lưu thông trước ngày 15/3/2025; nghiên cứu tham mưu Chính phủ về chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn đối với ngành nông nghiệp tương tự như hỗ trợ cho vay đối với nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng trước ngày 31/3. Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi Nghị định 107 và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 3/2025. Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo về vướng mắc trong việc hoàn thuế VAT.

Từ giữa tháng 3, một số ngân hàng đã bắt đầu tiếp cận, hướng dẫn điều kiện, thủ tục cấp tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp với hạn mức và thời hạn cho vay phù hợp để thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu lúa, gạo trong năm 2025.

Trước đó, tại hội nghị ngày 7/3, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, vấn đề quan trọng lúc này là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về vốn. Việc doanh nghiệp chào bán giá thấp là do hạn mức và thời gian vay vốn ngắn, buộc họ phải bán để quay vòng vốn và không có nguồn tiền mua dự trữ.

Vì vậy, lãnh đạo VFA kiến nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét tăng hạn mức, kéo dài thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vay mua gạo để dự trữ. Bộ Công Thương kích hoạt giá sàn gạo xuất khẩu với mức 500 USD/tấn. Bộ Tài chính tháo gỡ vướng mắc trong hoàn thuế VAT.

"Khi có tài chính ổn, doanh nghiệp và nông dân tự tin giữ hàng lại nếu thấy thị trường không tốt. Việc giữ lại kho nông dân, kho cung ứng, kho xuất khẩu... cùng nhau giữ hàng sẽ giúp phần nào ngăn chặn việc giảm giá, thậm chí kéo giá tăng", Chủ tịch VFA cho biết.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định qua giai đoạn khó khăn, thị trường lúa gạo có thể trở lại ổn định vào khoảng giữa cho đến cuối quý II/2025, bởi nhu cầu nhập khẩu các nước sẽ tăng lên.

Theo dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc năm nay vào khoảng 5-6 triệu tấn và Philippines là 4,5-4,7 triệu tấn, dự kiến tăng từ quý II/2025. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá gạo Việt Nam phục hồi.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Thương mại công bằng - sẽ có nhiều đơn hàng giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ được khởi động

Mới đây, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng các cộng sự nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác..

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Mặc dù thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chậm lại, xong thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận cải thiện về mặt đầu tư do hạ tầng được đẩy mạnh.

Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đón chuyển động mới Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích

Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt tối thiểu 8% cũng như hai con số trong giai đoạn tiếp theo, đầu tư hạ tầng được nhắc đến như là một động lực rất quan trọng. Hàng loạt công trình, dự án lớn, trọng điểm đã và đang được đẩy mạnh đầu tư để cải thiện hạ tầng kết nối, đồng thời tạo ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.

Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Thủ tướng chia sẻ quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Sáng nay, tại Hà Nội, tại buổi làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026

Tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm Lệ phí ô tô điện có thể được miễn thêm 2 năm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổ

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Sắp thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Cuối tháng 4/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 496/QĐ-BXD phê duyệt Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

Từ 1/10 sẽ thu phí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Việt Nga tăng tốc hợp tác, hướng mục tiêu 15 tỷ USD thương mại

Quan hệ Việt – Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, năng lượng và nông sản, tạo đà bứt phá kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Ngành du lịch Thái Lan lo ngại mất vị thế số một Đông Nam Á về tay Việt Nam