Giá gạo tăng cao có làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu?

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 2 năm qua so với các nước xuất khẩu gạo khác. Yếu tố nào đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và khi giá gạo tăng cao các doanh nghiệp có dễ dàng đàm phán hợp đồng mới?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở mức 498 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 và cao hơn so với 3 nước xuất khẩu gạo còn lại là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.

Cụ thể, gạo 5% tấm Thái Lan giá 495 USD/tấn; gạo 5% tấm Ấn Độ giá 453 USD/tấn; gạo 5% tấm Pakistan giá 488 USD/tấn.

Các yếu tố góp phần đẩy giá lúa gạo tăng

Trao đổi với chúng tôi về các yếu tố dẫn đến giá gạo Việt Nam tăng cao trong thời gian qua, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE phân tích, hiện tại giá gạo Việt Nam đang đứng ở mức cao so với các nước xuất khẩu khác do các hợp đồng đã ký trước đây còn nhiều mà lượng gạo Đông Xuân đã cạn, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng mua gạo giá cao để hoàn tất các hợp đồng đã ký, trong khi sản lượng vụ Hè Thu năm nay dự báo thấp.

Sản lượng lúa Hè Thu thấp do đầu vụ thiếu nước và do thời tiết diễn biến không thuận lợi dẫn đến sản lượng và chất lượng lúa không cao, từ đó làm cho tỷ lệ thu hồi gạo thấp. Điều này làm cho giá thành gạo tăng rất cao, trong khi doanh nghiệp cần mua gạo để hoàn tất các hợp đồng đã ký.

“Đối với các hợp đồng có thời gian giao hàng gấp buộc doanh nghiệp phải tranh thủ giao hàng để giữ uy tín. Đối với những hợp đồng không gấp họ sẽ trì hoãn giao hàng sang quý 4/2023 chờ lúa Thu Đông. Mặc dù các hợp đồng này được ký với giá khá tốt nhưng nay giá gạo trong nước tăng cao nên nhà xuất khẩu đang từ lỗ nhẹ đến lỗ nhiều”, ông Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE nhận định.

Quảng cáo

Một yếu tố khác góp phần quan trọng đẩy giá gạo Việt Nam tăng cao là tất cả chi phí cơ bản đầu vào sản xuất lúa đều tăng, cộng với lương công nhân, chi phí bao bì, logistics … và một số chi phí vô hình khác cũng tăng.

Giá gạo tăng cao làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt

Theo Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, giá gạo tăng cao làm cho tính cạnh tranh của gạo Việt Nam kém hơn so với các nước xuất khẩu khác. Dự kiến quý 3/2023, giá gạo sẽ giảm khi đó doanh nghiệp mới có thể đàm phán ký các hợp đồng mới, còn hiện tại số lượng hợp đồng ký mới là rất ít, do doanh nghiệp chỉ có thể bán được một vài loại hàng đặc biệt mà các nước khác không có.

Đối với các loại gạo trắng thường, gạo thơm, gạo Jasmine … Thái Lan, Ấn Độ đều có nhưng giá của Việt Nam đang cao nhất, trong khi chất lượng cũng bình thường nên khách hàng đến hỏi giá và không mua.

“Giá gạo tăng cao không phải điều mà doanh nghiệp mong muốn, điều họ mong muốn là giá gạo Việt Nam ở mức vừa phải để tăng tính cạnh tranh, và có thể ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo.

Đối với nông dân, giá gạo tăng cao họ cũng không có lợi nhuận nhiều, vì chi phí đầu vào cao nên bà con phải bán cao, chỉ những khâu trung gian trong chuỗi sản xuất lúa gạo mới có lợi. Đây là những bất cập lớn của ngành lúa gạo Việt Nam”, ông Phan Văn Có nói.

Chia sẻ quan điểm với ông Phan Văn Có, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở miền Tây cho biết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai dự trữ 220.000 tấn gạo loại 15% tấm nhập kho dự trữ quốc gia trong năm 2023 theo Quyết định số 139/QĐ-TCDT, và sẽ đóng thầu xét duyệt vào ngày 26/6 cũng là yếu tố đẩy giá gạo tăng cao.

Mặt khác, thị trường Indonesia cũng đang tăng mua gạo cho nhu cầu trong nước, trong khi vụ Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa thu hoạch rộ, diện tích sản xuất giống lúa IR 50404, OM 380 … đã giảm khá nhiều (các giống lúa dùng làm gạo 5% tấm, 15% tấm), lúa từ Campuchia xuất khẩu sang cũng đã hết.

“Nguồn cung khan hiếm là các yếu tố chính khiến giá gạo IR 50404 và OM 380 khó xuống thấp nếu khi thu hoạch lúa không bị mưa”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Thị trường thép thế giới rung chuyển

“Giá thép đã giảm ngang giá bắp cải”. Đây là lời than thở được truyền thông địa phương Trung Quốc đưa ra khi giá thép cây tại thị trường này gần đây đã giảm xuống còn tương đương 421,38 USD/tấn.

Khối ngoại liên tục bán ròng HSG, HPG, cổ phiếu ngành thép không còn hấp dẫn? Xuất khẩu ồ ạt với giá siêu rẻ, thép Trung Quốc đang tràn ngập thế giới

Nga nâng dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu khí năm 2024

Tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho thấy năm nay xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ đạt 239,9 triệu tấn, tương đương 4,8 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ so với mức 238,3 triệu tấn năm ngoái.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Ngược đời EU: Muốn "đoạn tuyệt" khí đốt Nga nhưng liên tục mua hàng, lượng nhập khẩu tăng vọt 40%

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?