Tại sao lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu?

Ấn Độ hôm thứ Năm (20/7) thông báo cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, có hiệu lực ngay lập tức. Một động thái được cho là có thể gây tác động tương đương với cuộc chiến tranh ở Ukraine đối với nguồn cung cấp lúa mì.

Tại sao lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu?

Chính phủ Ấn Độ cho biết họ áp đặt lệnh cấm sau khi giá gạo bán lẻ tăng 3% trong vòng một tháng qua do mùa mưa đến muộn gây ảnh hưởng tới mùa lúa và làm dấy lên lo ngại về sự thiếu hụt sản lượng. Mưa muộn gây thiếu nước cho đến tận giữa tháng 6, nhưng kể từ sau đó là những trận mưa lớn gây thiệt hại đáng kể tới mùa màng.

Động thái này thể hiện sự nhạy cảm của chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đối với tình trạng lạm phát lương thực trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào gần năm sau.

"Để đảm bảo có đủ gạo trắng non-basmati tại thị trường Ấn Độ và để giảm tốc độ giá tăng tại thị trường nội địa, chính phủ Ấn Độ đã sửa đổi chính sách xuất khẩu", Chính phủ cho biết trong một tuyên bố về giá bán lẻ - đã tăng 11,5% trong 12 tháng qua.

Chính quyền của ông Modi đã gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sau khi hạn chế xuất khẩu gạo vào tháng 9/2022, đồng thời cũng hạn chế xuất khẩu đường trong năm nay do năng suất mía giảm.

Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao Ấn Độ lại đặc biệt quan trọng đối với thương mại gạo toàn cầu:

Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới, đạt 55,4 triệu tấn vào năm 2022. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt kỷ lục 22,2 triệu tấn vào năm 2022, nhiều hơn tổng xuất khẩu của 4 nước xuất khẩu gạo lớn tiếp theo cộng lại (Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ).

Chiếm tới gần một nửa xuất khẩu gạo thế giới nhưng tồn kho của Ấn Độ thấp có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng sẽ đẩy giá lương thực tăng cao do thị trường lương thực vốn căng thẳng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, diễn ra từ năm ngoái, và thời tiết thất thường.

Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 140 quốc gia. Những khách hàng chính mua gạo non-basmati của Ấn Độ bao gồm: Benin, Bangladesh, Angola, Cameroon, Djibouti, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya và Nepal. Iran, Iraq và Saudi Arabia chủ yếu mua gạo basmati cao cấp từ Ấn Độ.

Ấn Độ đã xuất khẩu 17,86 triệu tấn gạo non-basmati vào năm 2022, bao gồm 10,3 triệu tấn gạo trắng non-basmati. Tháng 9/2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với xuất khẩu các loại gạo.

New Delhi đã không đưa ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc xuất khẩu gạo basmati và gạo đồ trong năm 2022, và lượng xuất khẩu 2 loại này lần lượt ở mức 4,4 triệu tấn và 7,4 triệu tấn.

Nông dân Ấn Độ trồng lúa 2 vụ trong một năm. Vụ hè bắt đầu trồng từ tháng 6 chiếm hơn 80% tổng sản lượng, là 135,5 triệu tấn trong niên vụ 2022/23. Vào những tháng mùa đông, lúa nước chủ yếu được trồng ở các bang miền trung và miền nam.

Tây Bengal, Uttar Pradesh, Andhra Pradesh, Punjab, Odisha và Chattisgarh là những bang sản xuất lúa gạo chính của quốc gia này.

Để thúc đẩy diện tích trồng lúa, Ấn Độ đã tăng giá mua lúa thường vụ mới từ nông dân thêm 7% lên 2.183 rupee (26,63 USD)/100 kg. Nhưng các quan chức trong ngành lo ngại diện tích trồng lúa có thể giảm nhẹ vào năm 2023, mặc dù giá thu mua lúa tăng lên, do lượng mưa trong mùa mưa phân bố thất thường.

Quảng cáo

Mùa mưa đến muộn dẫn đến lượng mưa thiếu hụt trầm trọng cho đến giữa tháng Sáu. Và trong khi những trận mưa lớn kể từ tuần cuối cùng của tháng 6 đã giải quyết hoàn toàn vấn đề thiếu hụt đó, nhưng lại không được mong đợi bởi mưa lớn quá nhiều gây ra thiệt hại đáng kể cho mùa màng.

El Nino làm đảo lộn ngành trồng lúa

Mưa lớn ở phía bắc Ấn Độ trong vài tuần qua đã làm hư hại cây trồng mới trồng ở các bang bao gồm Punjab và Haryana, khiến nhiều nông dân phải trồng lại.

Các cánh đồng lúa ở các bang phía bắc đã bị nhấn chìm trong hơn một tuần, phá hủy những cây mạ mới trồng và buộc nông dân phải đợi nước rút để họ có thể gieo cấy lại.

Ở các bang trồng lúa lớn khác, bao gồm Tây Bengal, Bihar, Chhattisgarh, Andhra Pradesh và Telangana, nông dân đã chuẩn bị các vườn ươm lúa nhưng không thể cấy mạ do không đủ mưa.

Diện tích trồng lúa ban đầu được dự kiến sẽ tăng sau khi New Delhi tăng giá mua gạo, nhưng các quan chức trong ngành hiện ước tính sẽ giảm nhẹ. Nông dân cho đến nay đã trồng lúa trên diện tích thấp hơn 6% so với năm 2022.

Các nước phụ thuộc vào nhập khẩu gạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ do lo ngại nguồn cung ngày càng tăng vì El Nino.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 515- 525 USD/tấn - mức cao nhất kể từ năm 2011. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ dao động gần mức cao nhất trong 5 năm, ở mức 421- 428 USD/tấn.

Theo một số thương nhân, người mua có thể chuyển sang Thái Lan và Việt Nam, nhưng loại gạo 5% tấm của hai nước này có thể có giá 600 USD/tấn. Họ cho rằng Trung Quốc và Philippines, những nước thường mua gạo Việt Nam và Thái Lan, rất có khả năng sẽ buộc phải trả giá cao hơn đáng kể.

202307201134291-8629.gif

B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo cho biết: “Ấn Độ sẽ phá vỡ thị trường gạo toàn cầu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với Ukraine đã làm trên thị trường lúa mì sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt tại quốc gia này”.

Gạo là lương thực chính của hơn 3 tỷ người và gần 90% cây trồng sử dụng nhiều nước này được sản xuất ở châu Á, nơi mô hình thời tiết El Nino thường mang lại lượng mưa thấp hơn bình thường. Giá toàn cầu hiện đã ở quanh mức cao nhất trong 11 năm.

“Lệnh cấm xuất khẩu đột ngột sẽ rất ‘đau đớn’ cho người mua, những người không thể thay thế các chuyến gạo của Ấn Độ bằng bất kỳ quốc gia nào khác,” ông Rao nói.

Cũng theo ông Rao, trong khi Thái Lan và Việt Nam không có đủ hàng tồn kho để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung khi thiếu vắng gạo Ấn Độ, những người mua châu Phi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định của Ấn Độ. Ông thêm rằng nhiều quốc gia sẽ thúc giục New Delhi tiếp tục xuất khẩu.

Tham khảo: Reuters

Theo Nhị sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Bộ Nông Nghiệp Philippines mong muốn hợp tác hiệu quả với Tân Long Group

Bộ Nông nghiệp Philippines mong muốn có thể hợp tác hiệu quả với Tập đoàn Tân Long, để hạt gạo chất lượng cao, giá thành hợp lý được sản xuất từ nhà máy gạo Hạnh Phúc nói riêng, và Việt Nam nói chung đến với người tiêu dùng Philippines.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Hàng loạt dự án vướng quy hoạch tại Biên Hoà, Đồng Nai

Hiện nay, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư (TĐC) trên địa bàn thành phố Biên Hòa đang phải tạm dừng hoặc chậm xây dựng do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện.

Khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp sân golf rộng gần 420 ha ở Bắc Giang được phê duyệt lập quy hoạch Chính phủ duyệt quy hoạch xây khu công nghiệp gần 3.000 tỷ ở Hà Nội

Bulog bị cáo buộc thổi giá gạo, liên quan gì đến Tân Long Group?

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long (TLG) cho biết, trong lịch sử mở thầu gạo của Bulog và từ năm 2023 đến nay, Tân Long chỉ trúng duy nhất một lô 30.000 tấn gạo thông qua Posco (Hàn Quốc).

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Sầu riêng xuất khẩu tăng giá, cần hạn chế tình trạng "bẻ kèo"

Nửa đầu năm 2024, ngành rau quả mang về 3,5 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sầu riêng chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1,5 tỷ USD. Với đà tăng trưởng này, năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 7 tỷ USD là h

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao có sự đóng lớn của sản phẩm chế biến sâu

Việt Nam đang trở thành một đại diện quan trọng trong ngành nông nghiệp toàn cầu

Theo HSBC, để ngành nông nghiệp tiếp tục tỏa sáng, phát triển và đóng góp vào sự phát triển bền vững cũng như mục tiêu cân bằng phát thải của Việt Nam, Chính phủ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023 CEO HSBC nói về những gì châu Á cần làm để đạt mục tiêu cân bằng phát thải

Trung Quốc "mài sắc" vũ khí để bảo vệ nền nông nghiệp, các nước xuất khẩu gạo cũng phải dè chừng

Báo cáo của Trung Quốc đề ra kế hoạch khả năng tự cung tự cấp ngũ cốc trong thập kỷ tới, điều này tác động đến các quốc gia xuất khẩu nông sản.

Sống chung với "thủy thần", đây là cách những cánh đồng nổi trở thành cứu cánh cho những người nông dân khốn khó