Xuất khẩu dầu của Mỹ sang Pháp lần đầu giảm bằng 0

Lần đầu tiên trong 4 năm, sản lượng xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Pháp đã giảm bằng 0, do ảnh hưởng từ phong trào đình công tại các nhà máy lọc dầu của Pháp hiện nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hãng Bloomberg trích dẫn dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu chở dầu Vortexa cho biết kể từ đầu tháng 10 đến nay, không có lô hàng dầu thô nào của Mỹ được vận chuyển qua Đại Tây Dương đến Pháp. Theo Vortexa, dòng dầu thô đã được chuyển hướng sang Đan Mạch và Italy.

Các công nhân nhà máy lọc dầu ở Pháp bắt đầu đình công từ hơn ba tuần trước, yêu cầu mức lương cao hơn để đối phó với lạm phát kỷ lục. Hầu hết các công đoàn tham gia phong trào đình công cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng Exxon và TotalEnergies, nhưng một công đoàn cánh tả vẫn tiếp tục biểu tình.

Cuộc đình công đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng trên khắp nước Pháp và lan sang một số ngành công nghiệp khác, trong đó có các nhà máy năng lượng hạt nhân. Các công nhân đường sắt cũng đang kêu gọi đình công để phản đối tình trạng chi phí năng lượng và sinh hoạt leo thang ở Pháp hiện nay.

Bên cạnh đó, hồi đầu tuần, chính phủ đã yêu cầu các công nhân lọc dầu quay trở lại làm việc tại một kho nhiên liệu để giảm bớt tình trạng thiếu hụt trong nước.

Trong khi đó, công nhân tại hai cơ sở của TotalEnergies đã dừng đình công, báo hiệu khả năng tình trạng thiếu hụt sẽ được xoa dịu và nối lại dòng chảy dầu thô từ Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu sẽ cần thêm thời gian để hoạt động trở lại như bình thường. Exxon cho biết sẽ mất từ 2 - 3 tuần để các nhà máy lọc dầu của họ tại Pháp ổn định lại.

Làn sóng đình công gần đây đã khiến công suất lọc dầu của Pháp giảm khoảng 70%, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu tại nhiều vùng khác nhau của đất nước này, khiến người lái xe chỉ được phép đổ lượng xăng hạn chế.

Theo Báo Tin tức

Đọc tiếp

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã từng sát cánh hợp tác cùng nhau chống lạm phát. Nhưng đến nay, họ bắt đầu có xu hướng phân tán. Trong khi các cơ quan hoạch định chính sách ở châu Âu trở nên ôn hòa hơn thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn thận trọng về việc cắt giảm quá sớm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE