VN-Index quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt, có thời điểm rướn qua 1.250 điểm

Nhiều cổ phiếu lớn đã tham gia hỗ trợ điểm số chung trong nỗ lực đảo ngược chuỗi 3 phiên giảm điểm liên tiếp.

VN-Index quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt, có thời điểm rướn qua 1.250 điểm

Định vị thị trường

Tâm lý chờ đợi số liệu CPI tháng 4 của Mỹ tiếp tục tạo ra sự kìm hãm vận động của các chỉ số chứng khoán châu Á. Trong phiên hôm nay (ngày 14/5), các chỉ số tăng tốt như TWSE (+0,61%), NIKKEI 225 (+0,46%), KOSPI (+0,11%) đều chỉ tăng nhẹ, trong khi các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc xuất hiện phiên giảm biên độ hẹp như SHCMP (-0,07%), HSI (-0,22%), SZI (-0,05%).

VN-Index sau 3 phiên hạ nhiệt đã có nỗ lực cân bằng điểm số khá tích cực từ các cổ phiếu lớn. Tuy nhiên, giống như các thị trường khu vực, đà tăng cũng không thể "bung" ra triệt để. Mốc 1.250 điểm trong phiên sáng nay đã có lúc vượt qua nhưng không thể bảo toàn trong quãng giao dịch còn lại.

Chất xúc tác

2 biến số lớn là tỷ giá và lãi suất vẫn có những tác động nhất định về tâm lý tới nhà đầu tư. Nếu như lãi suất liên ngân hàng vẫn suy yếu khá chậm thì tỷ giá lại có sự bật tăng. Tỷ giá tự do đã tăng gần 100 đồng lên quanh mức 25.800 VND/USD.

Ở phiên hôm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đồng thời tiến hành cả 2 hoạt động bơm/rút. Tại kênh cầm cố, có 1.559,92 tỷ đồng trúng thầu và 2.541,52 tỷ đồng đáo hạn. Còn với tín phiếu, có 1.500 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu, với lãi suất giữ ở mức 3,75% và 2.800 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tổng cộng, NHNN bơm ròng 318,40 tỷ đồng ra thị trường, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 67.290 tỷ đồng, khối lượng trên kênh cầm cố giảm xuống 6.356,27 tỷ.

Thị trường chứng khoán có phiên thứ 4 liên tiếp khớp lệnh dưới mức bình quân 20 phiên. So với phiên hôm qua, khớp lệnh của HOSE trong phiên hôm nay sụt khoảng 17% xuống 529 triệu đơn vị.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng hơn 10% tổng giao dịch 2 chiều. Khối này bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp trên HOSE, với giá trị rút ra gần 800 tỷ đồng.

Quảng cáo
3ex-2024-05-14-7771.png

Nếu không có giao dịch mua vào MWG (+221 tỷ đồng), quy mô bán ròng của khối ngoại có thể đã vượt mức 1.000 tỷ đồng do khá nhiều cổ phiếu lớn như VHM (-148 tỷ đồng), VPB (-100 tỷ đồng), HPG (-94 tỷ đồng), MSN (-77,15 tỷ đồng), KBC (-60,44 tỷ đồng) cùng bị bán ròng.

Vận động thị trường

Nhờ có dòng tiền ngoại, MWG (+3,09%) là một trong những cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm VN30. Cùng với đó, BCM (+3,9%), VIC (+2,3%), VIB (+1,9%), GVR (+1,6%), VPB (+1,6%), VNM (+1,1%) cũng là những mã quay lại hỗ trợ thị trường.

Với VPB, cổ phiếu này đã có sự bứt phá để trở lại xu hướng tăng ngắn hạn từ phiên hôm qua. Diễn biến tăng tiếp diễn của VPB đã giúp cổ phiếu đóng cửa trên 19.000 đồng/cổ phiếu. Được biết, VPBank sẽ thực hiện chia cổ tức tiền mặt 10% trong tháng 5/2024.

Trong khi đó, VIC cũng thể hiện ảnh hưởng mạnh nhờ thông tin VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện mini VF3 mới ra mắt. Cổ phiếu VFS trên sàn NASDAQ cũng có một phiên tăng hơn 50%.

Sự hỗ trợ của các Bluechips đã giúp VN-Index quay đầu sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt. Thậm chí có thời điểm trong phiên sáng, chỉ số còn vượt trên 1.250 điểm.

Tuy nhiên, trong tuần CPI tháng 4/2024 của Mỹ sẽ được công bố cùng với sự kiện đáo hạn phái sinh sẽ diễn ra vào thứ Năm tới, sự quyết liệt của nhóm Bluechips chưa thể hiện được. Trong phiên chiều, các cổ phiếu lớn vẫn xuất hiện động thái bị ghìm lại. VN-Index đóng cửa chỉ tăng 3,1 điểm lên 1.243,28 điểm (+0,25%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 15.613 tỷ đồng, tương đương 640 triệu đơn vị.

Dòng tiền vẫn tiếp tục phải đi theo chiến thuật len lỏi tìm kiếm các cơ hội cá biệt. Một số mã ở nhóm hàng không, bán lẻ, công nghệ, khu công nghiệp như HVN (+5,83%), CMG (+6,85%), DGW (+2,18%), SZC (+3,12%) vẫn đi ngược lại diễn biến chung.

Trong khi đó phần lớn, các cổ phiếu dao động trong biên độ hẹp như NVL (+0,36%), TCH (+0,82%), PVT (-0,12%), SSI (-0,28%), DIG (-0,53%), PNJ (-0,82%), VPI (-0,35%), KBC (+0,5%), DCM (+0,3%), VND (-0,48%)…

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index có phiên đóng cửa cùng trong sắc xanh, lần lượt tăng 0,25% và 0,15%. Tổng giá giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.200 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm

Gần đây, nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bức xúc vì bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân. Trước vấn đề này, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Sau hơn 1 năm, Bảo hiểm tiền gửi có Tổng giám đốc mới Ngành bảo hiểm ước tính bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3 Yagi "càn quét" Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý IV/2024: Có nhà băng tăng trưởng 300%

Các chuyên gia của MBS dự báo một số ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý IV/2024 như OCB, TPBank và VPBank, ngược lại cũng có những nhà băng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ ra sao trong năm 2025? Giá vàng trong nước giảm sâu, giá USD ngân hàng tăng 28 đồng

HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

HDBank vừa chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA). Khung này được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và nhậ

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

OceanBank chính thức đổi tên

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đồng thời ra mắt nhận diện thương hiệu và website mới.

MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank Oceanbank có Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc mới

Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

TPBank mang đến cho hàng trăm nghìn các shop kinh doanh cơ hội vay vốn ưu đãi lên tới 1 tỷ đồng, với lãi suất 0%, cùng quyền lợi truyền thông“triệu view” miễn phí và hàng loạt phần thưởng tiền mặt khi tham gia Câu lạc bộ (CLB) Shop Tiền Tỷ cùng TPBank.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống