Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Bước vào tuần đáo hạn phái sinh và công bố liệu CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự thoái lui về điểm số. Chuỗi phiên giảm trong biên độ hẹp đã bước sang con số 3.

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Định vị thị trường

Sự chú ý của giới đầu tư thế giới hướng đến số liệu CPI tháng 4 của Mỹ, một trong yếu tố đầu vào quyết định đến hành động của FED. Các chỉ số chứng khoán chủ yếu biến động trái chiều trong biên độ hẹp như TWSE (+0,72%), NIKKEI 225 (-0,13%), KOSPI (-0,02%), SHCMP (-0,21%).

VN-Index tiếp tục hạ nhiệt với phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp đều với biên độ hẹp. Mặc dù vậy, chỉ số chỉ tạm thời gác lại mục tiêu chinh phục mốc 1.250 điểm trong khi vẫn duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn.

vnindex135a-680.png

Chất xúc tác

Sự ủng hộ cho dòng tiền từ các biến số như tỷ giá, lãi suất chưa xuất hiện. Gần đây, SSI Research đã đánh giá áp lực với tỷ giá đã hạ nhiệt hơn sau những tín hiệu từ Fed đưa ra hay các số liệu về nguồn cung ngoại tệ tích cực. Tuy nhiên, yếu tố mùa vụ (doanh nghiệp FDI thường có xu hướng chuyển lợi nhuận về nước trong Quý II và quý III) có tác động kém tích cực tới tỷ giá. Do vậy, tỷ giá sẽ vẫn duy trì ở mức cao trước khi có thể hạ nhiệt về giai đoạn cuối năm.

Theo ghi nhận, tỷ giá tự do tiếp tục neo quanh 25.700 VND/USD. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng cũng có giai đoạn giảm chậm. Tuần từ 06/05 - 10/05, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: ON 4,25% (-0,18 đpt); 1W 4,43% (-0,19 đpt); 2W 4,66% (-0,07 đpt); 1M 4,80% (-0,03 đpt).

Khớp lệnh của HOSE do đó rất khó để duy trì sự sôi động liên tục. Trong 13 phiên giao dịch trở lại, thị trường chỉ có đúng 1 phiên khớp lệnh trên mức quân 20 phiên. Chuỗi phiên giao dịch dưới mức này đang quay lại với 3 phiên liên tiếp.

Quảng cáo
3ex-2024-05-13-1716.png

Tỷ trọng của dòng tiền ngoại do đó cũng nhích lên với trên 10% giao dịch 2 chiều. Theo thống kê, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 680 tỷ đồng. Ngoài VHM (-125 tỷ đồng), khối ngoại cũng bán ra các mã CTG (-107 tỷ đồng), VPB (-74 tỷ đồng), STB (-55,9 tỷ đồng), HDB (-47,4 tỷ đồng).

Vận động thị trường

Nhóm cổ phiếu VN30 với số lượng mã giảm áp đảo 19/30 mã, chỉ số VN30 dành phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu. Các mã HDB (-1,9%), CTG (-1,7%), BCM (-1,4%), STB (-1,3%), SAB (-1,2%), VCB (-1,1%), VNM (-1,1%), VRE (-1,1%), FPT (-1%), MWG (-1%) là những cổ phiếu tạo áp lực nhất trong rổ.

Trong khi đó, chiều ngược lại, chỉ có 3 mã tăng trên 1% là VPB (+1,6%), VJC (+1,6%), GVR (+1,1%) trong đó VPB được xem là điểm sáng của VN30 lẫn cả nhóm Ngân hàng với khối lượng bứt phá so với mức bình quân 20 phiên.

Dù vậy, với sắc đỏ lấn lướt của các Bluechips, VN-Index chỉ ghi nhận sắc xanh đầu phiên sáng nay. Từ sau 10h, chỉ số cũng quay đầu giảm điểm. Chốt phiên, chỉ số giảm 4,52 điểm xuống 1.240,18 điểm (-0,36%). Giá trị giao dịch sàn đạt 17.214 tỷ đồng, tương đương 741 triệu đơn vị.

Tình trạng phân hóa đã tái diễn với một số mã đi ngược thị trường như BAF (+6,99%), VOS (+6,98%), APH (+6,95%), HAG (+3,8%), PAN (+4,02%), PSH (+4,8%), HPX (+3,74%)… Hầu hết đây đều là những cổ phiếu không có sức nặng về vốn hóa cùng với mức thanh khoản không cao.

Những cổ phiếu thường có thanh khoản cao của HOSE như DGC (-0,97%), DIG (-0,35%), TCH (-2,15%), HCM (-0,7%), PVT (-0,7%), PVD (-0,16%), CII (-0,3%), HAH (-1,65%) hầu hết cùng đóng cửa trong sắc đỏ.

Độ rộng của HOSE cũng phản ánh sắc đỏ chiếm ưu thế với 46% mã giảm so với 40% mã tăng giá.

Với trạng thái tâm lý kể trên, kết quả giao dịch trái chiều của 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM cũng là điều thường xảy ra. HNX-Index tăng 0,29% còn UPCoM-Index giảm 0,27%. Các mã MBS (+1,4%), LAS (+3,4%), DHT (+8,3%), VGI (+4,4%), VEA (+4,6%), DSC (+7,1%), AAH (+14,6%) là những trường hợp khả quan còn duy trì được đà tăng trên 2 sàn.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam