VN-Index là chỉ số hiếm hoi tăng mạnh tại châu Á

Ngay sau phiên điều chỉnh, thị trường đón nhận một phiên tăng mạnh với sự tham gia của nhiều nhóm cổ phiếu. Dầu khí, Ngân hàng, Đầu tư công, Khu công nghiệp lại có tiền lớn nâng đỡ giúp nhiều mã tăng vượt trội. VN-Index cũng là chỉ số hiếm hoi tăng mạnh tại châu Á.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Quãng thời gian từ nay cho đến kỳ họp tháng 7 của FED vẫn còn khoảng 19 ngày nhưng nhà đầu tư tại Mỹ và thế giới đang đặt cược vào khả năng có thêm một lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản đang là 90%. Cả thị trường Mỹ và châu Á đều đang phải điều chỉnh lại kỳ vọng với các phiên điều chỉnh liên tiếp. Đêm qua, Dow Jones đã giảm 1,07% còn NASDAQ giảm 0,82% và S&P 500 giảm 0,79%.

Sắc đỏ tiếp tục phủ rộng tại châu Á với một loạt thị trường phải hạ độ cao như NIKKEI 225 (-1,17%), KOSPI (-1,16%), TWSE (-0,58%). Tuy nhiên, VN-Index lại tạo ra bất ngờ lớn khi đi ngược lại số đông. Thị trường Việt Nam trở thành nơi hiếm hoi có mức tăng mạnh trong phiên cuối tuần.

Chất xúc tác

Tốc độ tăng của tỷ giá trung tâm đã tạm thời chậm lại khi tỷ giá niêm yết tăng 5 đồng lên mức 23.833 VND/USD vào sáng nay. Dù vậy, với câu chuyện FED có thể tăng lãi suất sau kỳ họp tháng 7, nhà đầu tư vẫn chưa thể bỏ qua những vận động trên thị trường ngoại hối.

Vị thế mua ròng nhà đầu tư nước ngoài hiện đã gần như bị triệt tiêu hoàn toàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi họ có một phiên bán ròng ở quy mô lớn, đạt gần 1.400 tỷ đồng. Sàn HOSE đã bị rút 1.356 tỷ đồng trong khi 2 sàn còn cũng bị rút hơn 20 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, 3 cổ phiếu EIB (-682 tỷ đồng), VHM (-441 tỷ đồng), KDC (-203 tỷ đồng) là 3 nhân tố chủ chốt khiến HOSE có phiên bị bán ròng mạnh. 2 Bluechips VCB (+153,8 tỷ đồng), HPG (+73,7 tỷ đồng) đã bị lu mờ hoàn toàn về giá trị giao dịch.

Vận động nhóm ngành

Tuy nhiên, về mặt điểm số, việc có tiền ngoại xuất hiện ở VCB và HPG lại đem lại tác động tích cực. Cả 2 đều tăng tốc trong phiên chiều: VCB tăng 4,3%, HPG tăng 1,7% và đều ở trạng thái đóng cửa cao nhất phiên.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng với STB (+1,7%), STB (+1,7%), MBB (+1,2%), VIB (+1%) vẫn thể hiện sự ủng hộ cho thị trường bên cạnh MWG (+5,3%), GVR (+2,7%).

Ngân hàng như vậy vẫn đang có lực đẩy mạnh từ dòng tiền lớn và điều tương tự cũng đã xuất hiện ở những nhóm ngành như Khu Công nghiệp, Đầu tư công, Dầu khí. Các mã PGD (+5,2%), PSH (+4,3%), VGC (+3,4%), SZC (+2,&%), D2D (+2,2%), FCN (+4,4%), VCG (+4,2%), CTD (+6,47%), LCG (+3,7%), HT1 (+3%), CII (+2%) tiếp tục chứng minh được thực lực.

Những nhóm ngành mới vào sóng thời gian gần đây như Thép, Bán lẻ cũng có đóng góp từ các mã NKG (+5,14%), HSG (+4,88%), DGW (+6,98%).

Trong khi đó tại nhóm Chứng khoán, VND dường như đã được "cầm máu" sau phiên giảm với khối lượng kỷ lục. Cổ phiếu này chỉ còn giảm 1,9% trong khi đó nhiều cổ phiếu cùng ngành như VCI (+1,5%), FTS (+1%), AGR (+1%) đã tăng nhẹ.

Khép lại phiên, HOSE ghi nhận sắc xanh phủ 57% các mã. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức cao nhất phiên, tăng 11,85 điểm lên 1.138,07 điểm (+1,05%). Giá trị giao dịch đạt 16.501 tỷ đồng. Nếu chỉ tính khớp lệnh, thanh khoản lại hụt nhẹ so với bình quân 20 phiên, đạt 713 triệu đơn vị, tương đương 14.156 tỷ đồng.

Dù đã liên tục bị cảnh báo về khả năng điều chỉnh diện rộng cho đến lúc này, thị trường chung vẫn đang giữ được xu hướng tăng khá tích cực. Chừng nào những nhóm ngành "khỏe" nhất thị trường như Đầu tư công, Khu Công nghiệp, Ngân hàng, Dầu khí vẫn còn tiến về phía trước thì việc điều chỉnh chỉ diễn ra rất ngắn và mang tính cục bộ.

Trên HNX và UPCoM, dòng tiền có phần thờ ơ hơn khi 2 sàn chỉ có một vài mã giao dịch trên 100 tỷ đồng như IDC (+0,7%), PVS (+0,3%), BSR (+0,6%). Chỉ số HNX-Index tăng 0,33% còn UPCoM-Index giảm 0,51%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt khoảng 2.200 tỷ đồng.

Theo TT Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE