Chứng khoán châu Á nhuốm đỏ, VND giảm bất thường với giao dịch kỷ lục

VN-Index điều chỉnh sau 3 phiên hồi phục là diễn biến không bất thường nếu đặt trong bối cảnh chứng khoán châu Á cũng đồng loạt giảm điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu VND lại giảm kỷ lục với giá trị chiếm gần 10% toàn sàn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Trở lại sau nghỉ lễ Quốc khánh, chứng khoán Mỹ có một phiên giảm nhẹ với NASDAQ giảm 0,18%, Dow Jones giảm 0,38% còn S&P 500 giảm 0,2%. Diễn biến này thực tế không phải là nỗi lo với các thị trường châu Á thay vào đó, thông tin FED có thể tăng lãi suất trở lại với tốc độ chậm trong thời gian tới mới là nguyên nhân khiến cho nhiều chỉ số giảm điểm.

Tương quan VN-Index so với các chỉ số chứng khoán thế giới.

Tương quan VN-Index so với các chỉ số chứng khoán thế giới.

Đồng loạt các thị trường châu Á đã điều chỉnh bao gồm những thị trường có đà tăng tốt nhất như NIKKEI 225 (-1,7%), KOSPI (-0,88%), TWSE (-1,73%). Những diễn biến đồng loạt này có tác động ngay vào VN-Index bởi chỉ số đã có dấu hiệu bị suy yếu đà hồi phục từ phiên hôm qua. Mốc 1.130 điểm lần nữa lại chưa thể được vượt qua.

Chất xúc tác

Mối liên hệ giữa lãi suất FED với thị trường trong nước có thể không còn chặt chẽ kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành vào tháng 3. Cho đến nay, đã có tới 4 đợt giảm lãi suất của nhà quản lý.

Tuy nhiên, để có thể tiếp tục hạ lãi suất thì dư địa có lẽ cũng không còn nhiều khi tỷ giá những ngày gần đây đã có phản ứng. Trong sáng nay, tỷ giá trung tâm cũng đã được điều chỉnh tăng 15 đồng lên 23.828 VND/USD. Đây là phiên tăng thứ năm trong sáu phiên gần đây của tỷ giá trung tâm.

Thị trường chứng khoán đã có một phiên vượt qua mức bình quân 20 phiên, đạt 870 triệu đơn vị khớp lệnh. Dù vậy, vẫn cần phải bóc tách giao dịch đột biến tại VND và hoạt động của khối ngoại. Theo ghi nhận, khối ngoại đã bán ròng gần 315 tỷ đồng ở phiên hôm nay.

Vận động nhóm ngành

VND (-6,5%) đã có phiên giao dịch lên tới 1.951 tỷ đồng, tương đương gần 10% giá trị toàn sàn. Xét trên lượng cổ phiếu đang lưu hành, lượng khớp kỷ lục của VND còn tương ứng với 8,6%.

Nếu so sánh tương quan với các cổ phiếu cùng ngành, nhóm Chứng khoán cũng không có bất kỳ cổ phiếu nào đột biến. Mã giảm sâu hơn VND là APS (-9,2%) trên HNX thực tế đã vận động tiêu cực trong giai đoạn cuối tháng 6 trong khi đó nhiều cổ phiếu như HCM (+0,2%), SSI (+0,4%), MBS (+1,5%), FTS (-0,5%), CTS (-1,3%) chỉ giao dịch trái chiều trong biên độ hẹp.

Sự khác thường của VND, theo tìm hiểu, hoàn toàn đến từ câu chuyện nội tại của doanh nghiệp với việc nhà đầu tư vừa nhận thêm các tin đồn không tích cực liên quan đến khoản đầu tư trái phiếu tại Trung Nam.

Nếu loại ra VND, sẽ cần phải quan sát thị trường chung theo trình tự quen thuộc đó là sự ảnh hưởng của Bluechips đến các cổ phiếu Midcap và Penny.

Theo đó, các cổ phiếu lớn như VHM (-2,9%), STB (-2,7%), VPB (-2%), VCB (-1,3%), TCB (-1,3%), VIC (-1,2%), MBB (-1%) đã tạo ra sự lấn lướt ở nhóm VN30, vượt xa những đóng góp tích cực của GAS (+1%), VNM (+1%), GVR (+3%). Theo thống kê, rổ VN30 có 20/30 mã giảm giá. Hệ quả, chỉ số VN30 giảm 0,91% xuống 1.119,44 điểm.

Thị trường chung cũng có câu trả lời với 70% số mã đóng cửa trong sắc đỏ. Một số mã giảm trên 3% như HVN (-6,67%), CII (-4,04%), NLG (-3,42%) tuy nhiên phần lớn các cổ phiếu chỉ giảm dưới 2%.

Trong khi đó, chiều ngược lại, vẫn có những cổ phiếu tăng giá tích cực như PTB (+7%), KSB (+2,48%), GIL (+6,87%), TCH (+3,53%), DBC (+3,23%), BMI (+3,29%)… Đây là nguyên nhân giúp cho biên độ của VN-Index không hoàn toàn bị cuốn theo VN30.

Chỉ số đại diện cho sàn HOSE chốt phiên giảm 0,74% xuống 1.126 điểm. Thanh khoản toàn sàn đạt 921 triệu đơn vị, tương đương 18.604 tỷ đồng.

Với 2 sàn còn lại, HNX tỏ ra nhạy cảm hơn khi có nhiều mã lớn như PVS (-2,4%), HUT (-2,6%), L14 (-3,4%), CEO (-2,9%) giảm trên 2%. Chỉ số HNX-Index giảm 1,21% xuống 225,08 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,37%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.500 tỷ đồng.

Theo TT Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE