VINASA đặt mục tiêu đưa công nghiệp phần mềm đạt doanh thu 150 tỷ USD

VINASA hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin cán mốc 50 tỷ USD doanh thu trong 10 năm và 150 tỷ USD trong 20 năm tới, tức là gấp hơn 15 lần doanh thu năm 2021.

Đây là thông tin từ ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), về mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam sau 20 năm nữa tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VINASA ngày 02/12.

Theo VINASA, doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021 đã đạt 136 tỷ USD, gấp hơn 200 lần so với những năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm. Tổng số lao động trong ngành hiện trên 1,2 triệu người.

Trong đó, riêng ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), từ doanh thu chỉ vỏn vẹn 50 triệu USD đầu những năm 2000 nay đã tăng lên hơn 9 tỷ USD năm 2021 với gần 300.000 kỹ sư.

Từ kỳ vọng doanh thu ban đầu chỉ 500 triệu USD

Mở đầu buổi lễ, nhắc lại kỷ niệm về những ngày đầu thành lập, ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT - một trong những người sáng lập VINASA) cho biết, những năm 2000, ngành CNTT Việt Nam còn rất sơ khai. Khi đó, Internet thế giới đã chuyển sang Internet băng rộng, Việt Nam vẫn dùng công nghệ lạc hậu với tốc độ kết nối chỉ 56kb/s.

Theo ông Bình, doanh thu ngành CNTT Việt Nam khi đó chỉ khoảng 560 triệu USD. Trong đó doanh thu phần mềm ước tính chỉ đạt 50 triệu USD với khoảng 5.000 lập trình viên.

Ở Việt Nam thời điểm đó, cả ngành CNTT có khoảng 250 doanh nghiệp tin học. Phần lớn các doanh nghiệp CNTT Việt Nam khi đó có ngành nghề kinh doanh là buôn bán máy tính, linh kiện và phần mềm của nước ngoài.

Nhà sáng lập FPT đã nhắc lại nỗi trăn trở của những người làm CNTT ở thời điểm đó: "Chúng ta không thể đi bán máy tính mãi được. Ấn Độ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ phần mềm mạnh mẽ, doanh thu hàng chục tỷ USD. Việt Nam dân số trẻ, thông minh, giỏi toán, không lẽ lại chịu thua, không lẽ lại chịu nghèo hèn mãi sao?"

Theo ông Bình, để xuất khẩu phần mềm, các doanh nghiệp CNTT non trẻ của Việt Nam khi ấy đã cùng nhau đi thăm Ấn Độ để học hỏi xem vì sao quốc gia này lại có thể làm tốt đến như vậy.

Sau đó, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã quyết định cùng nhau thành lập một hiệp hội mang tên Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam, tiền thân của VINASA ngày nay.

Cựu Chủ tịch VINASA khẳng định sự ra đời của Hiệp hội này thể hiện khát vọng cháy bỏng của các kỹ sư công nghệ nhằm ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Khi ông Bình cũng các thành viên sáng lập thành lập VINASA, mục tiêu được Hiệp hội đặt ra khi ấy là ngành công nghiệp phần mềm sẽ mang 500 triệu USD doanh thu về cho tổ quốc. Và đến nay, sau tròn 20 năm, con số ấy đã lên tới hơn 9 tỷ USD.

vinasa-dat-muc-tieu-dua-cong-nghiep-phan-mem-dat-doanh-thu-150-ty-usd-trong-20-nam-toi-20221203151258.jpg?rt=20221203151306 Các thế hệ nhà đồng sáng lập, lãnh đạo, thành viên... đã đặt nền móng, gây dựng sự phát triển của VINASA. Ảnh: Tuấn Việt.
Quảng cáo

Doanh thu toàn ngành tăng gấp hơn 200 lần sau 20 năm

Theo VINASA, doanh thu ngành CNTT Việt Nam năm 2021 đã đạt 136 tỷ USD, gấp hơn 200 lần so với những năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm. Tổng số lao động trong ngành hiện trên 1,2 triệu người, năng suất lao động cao hơn 7 - 8 lần so với năng suất lao động bình quân cả nước.

Chỉ tính riêng ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, từ doanh thu 50 triệu USD năm 2000 nay đã tăng lên hơn 9 tỷ USD năm 2021 với gần 300.000 kỹ sư.

Trên trường quốc tế, Việt Nam được ghi nhận nằm trong top đầu các thị trường mới nổi về cung cấp dịch vụ CNTT. Hà Nội nằm trong top 10, TP.HCM nằm trong top 20 thành phố mới nổi về xuất khẩu dịch vụ CNTT.

Dù có thời gian phát triển không dài, ngành công nghiệp CNTT đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng của tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp ICT Việt Nam đang phát triển lớn mạnh, đi tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số.

Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc FPT, Chủ tịch VINASA cho biết, hiệp hội hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT cán mốc 50 tỷ USD doanh thu trong 10 năm và 150 tỷ USD trong 20 năm nữa, tức là gấp hơn 15 lần doanh thu của ngành năm 2021.

z393059989220920221203151010.jpg?rt=20221203151017 Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Phát biểu chia sẻ tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chúc mừng và gửi lời cảm ơn tới VINASA vì những đóng góp cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam suốt 20 năm qua.

Là người gắn bó với VINASA từ những ngày đầu thành lập, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhớ lại, 20 năm trước CNTT với định hướng trở thành một lĩnh vực, một ngành kinh tế kỹ thuật, một ngành công nghiệp mũi nhọn đã được Bộ Bưu chính Viễn thông hậu thuẫn và VINASA đã được ra đời trong bối cảnh đó.

Nhấn mạnh sự phát triển thần tốc của ngành sau 20 năm, Bộ trưởng cho biết, nếu như năm 2002, Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam thì 20 năm sau, khoảng cách ấy đã giảm hơn 10 lần.

hung20221203151145.jpg?rt=20221203151147 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VINASA

Theo ông Hùng, Việt Nam có thể tự hào vì đã dựng nên một ngành công nghiệp phần mềm có thứ hạng quốc tế cao, Top 10 thế giới. Qua đó, Bộ trưởng mong muốn VINASA cần phải kế thừa quá khứ, từ đó mở ra tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, 10 năm tới sẽ là những chuyển dịch quan trọng, từ CNTT sang công nghệ số, từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công phần mềm sang Make in Việt Nam. Trong đó, trọng tâm sẽ được chuyển từ thị trường trong nước sang thị trường quốc tế.

Vì vậy, ông mong muốn VINASA cần bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam.

"Trước hết, VINASA cần nhận lấy sứ mệnh quốc gia, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số và đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắn nhủ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới