Vinamilk một năm sau tái định vị thương hiệu: Vẫn đang ở “thời điểm lý tưởng để thay đổi”

Giá trị thương hiệu của Vinamilk đến cuối năm 2023 đạt 3 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với năm 2022, đồng thời, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Những con số Vinamilk đạt được sau nửa năm tái định vị thương hiệu cho thấy thay đổi nào

vnm.jpg

Đầu tháng 7/2023, Vinamilk công bố nhận diện thương hiệu mới với logo được chuyển từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng biểu tượng chữ (wordmark) cùng dòng chữ dòng chữ “Est 1976” bên dưới. Đồng thời, công ty cũng thay đổi bao bì theo nhận diện mới.

Động thái bất ngờ này của Vinamilk thời điểm đó đã gây nên không ít tranh luận trái chiều. Tuy nhiên, dù nhận được sự đồng thuận hay phản đối, thì không thể phủ nhận việc thay đổi logo của Vinamilk đã tạo được dư luận và thành công trong việc làm nóng lại thương hiệu giữa bối cảnh doanh nghiệp sữa này có xu hướng cắt giảm chi phí quảng cáo để cải thiện biên lợi nhuận những năm gần đây.

Lãnh đạo Vinamilk khi đó, cũng không giải thích hay tranh luận quá nhiều về sự thay đổi này mà chỉ khẳng định "nỗ lực tái định vị đánh dấu bước đầu tiên của doanh nghiệp để hiện đại hóa trải nghiệm và tạo đà bứt tốc trong tương lai" và “ngôn ngữ thiết kế mới của Vinamilk là sự cân bằng tinh tế các khía cạnh cốt lõi của thương hiệu: Giá trị truyền thống với bước tiến mới và di sản Việt với khát vọng vươn tới toàn cầu”.

vnm2.png
Vinamilk chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới vào ngày 6/7/2023

Đến nay, sau gần một năm đổi nhận diện, quá trình tái định vị thương hiệu của Vinamilk vẫn đang tiếp tục, nhưng những con số về kết quả kinh doanh gần đây đã phần nào phản ánh quyết định thay đổi liệu có đáng hay không?

Những con số "biết nói"

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, chia sẻ với cổ đông về vấn đề tái cấu trúc và tái định vị thương hiệu, lãnh đạo Vinamilk cho biết công ty tập trung chuyển đổi số tất cả lĩnh vực, sản xuất, chăn nuôi, cung ứng, bán hàng, marketing, nhân sự… và đã có những kết quả trong 2 năm đầu của giai đoạn 2022-2026. Bên cạnh đó, công ty cũng cố gắng hoàn tất tái định vị thương hiệu trong năm 2024.

Theo lãnh đạo Vinamilk, khi bắt đầu tái định vị thương hiệu vào tháng 7/2023, công ty đã tập trung tái định vị ngành hàng sữa nước và 1-2 tháng sau đó đã thay đổi bao bì sản phẩm. Kết quả, thị phần sau 5 tháng tái định vị thương hiệu, ngành hàng sữa nước tăng 2,8% so với 7 tháng đầu năm 2023.

Số liệu thực tế từ báo cáo tài chính của Vinamilk cũng cho thấy, ngay trong quý đầu tiên diễn ra sự thay đổi nhận diện thương hiệu, doanh thu thuần của Vinamilk không hề sụt giảm so với quý trước đó, thậm chí vẫn tăng nhẹ 2,9% lên 15.637 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 13,6% lên 2.533 tỷ đồng. Khép lại năm 2023, Vinamilk ghi nhận doanh thu đạt 60.367 tỷ đồng và lãi sau thuế 9.019 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,9% và 5,1% so với năm 2022.

Sang quý I/2024, dù thị trường sữa Việt Nam tăng trưởng âm 2,8% (theo hãng nghiên cứu thị trường AC Nielsen) song Vinamilk vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu quý I của công ty đạt 14.112 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.200 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,4% và 16% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 22% kế hoạch doanh thu và 24% và kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Số liệu cho thấy, doanh thu từ thị trường trong nước của Vinamilk trong quý đầu năm đã tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023 khi hầu hết các mảng sản phẩm ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Nổi bật, doanh thu từ sữa đặc, sữa chua uống/ăn tăng trưởng hai chữ số; doanh thu từ sữa hạt tăng trưởng 70%, bù đắp cho sự sụt giảm của mảng sữa công thức trẻ em.

Quảng cáo

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Vinamilk còn được hỗ trợ nhờ kênh xuất khẩu tăng trưởng 6% khi tăng cường giới thiệu các sản phẩm cải tiến hơn, như sữa chua vị sầu riêng cho thị trường Trung Quốc. Doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài trong quý I/2024 của Vinamilk tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.

tacnghiep-thoidai-com-vn_vnm-519520240611223826.6170330.png

Trong tháng 4 và tháng 5/2024, mức doanh thu nội địa của Vinamilk tiếp tục tăng trưởng lần lượt 10% và 6% so với cùng kỳ, vượt kỳ vọng của thị trường khi mức tăng trưởng doanh thu nội địa trong quý I/2024 chỉ tăng 2%. Doanh thu xuất khẩu thậm chí còn tăng tốc mạnh hơn đạt 16% trong hai tháng vừa qua.

Lũy kế, 5 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của Vinamilk tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu nội địa tăng 3% so với cùng kỳ và doanh thu xuất khẩu tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu thương mại điện tử tăng hơn gấp đôi và sản phẩm sữa hạt tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng 70%.

Trong báo cáo mới đây, đánh giá về những con số Vinamilk đạt được trong tháng 4 và tháng 5, SSI Research cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy triển vọng đầy tích cực trong quý II/2024 và kỳ vọng về kết quả doanh thu tốt hơn trong quý III/2024 (mùa bán hàng cao điểm của Vinamilk) khi tâm lý người tiêu dùng dần phục hồi.

Với triển vọng như vậy, SSI Research dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của Vinamilk có thể lần lượt đạt 63.700 tỷ đồng (tăng trưởng 5,6% so với năm 2023) và 10.100 tỷ đồng (tăng trưởng 12,1%). Sang năm 2025, dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ tiếp tục tăng trưởng, lần lượt đạt 67.500 tỷ đồng (tăng 6%) và 10.900 tỷ đồng (tăng 7,5%).

Kết quả mà Vinamilk đạt được trong gần một năm qua, tất nhiên có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng không thể phủ nhận rằng những con số "biết nói" trên đã ngầm chứng minh rằng sự táo bạo trong quyết định tái định vị thương hiệu của Vinamilk là không hề sai, ít nhất là cho tới thời điểm này.

“Thời điểm lý tưởng để thay đổi”

Trong chiến lược phát triển của Vinamilk năm 2024, ban lãnh đạo công ty cũng khẳng định đổi mới và sáng tạo sẽ tiếp tục là chủ đề hành động xuyên suốt trong thời gian tới để đảm bảo Vinamilk không chỉ cung cấp các sản phẩm ngon, chất lượng mà còn là một thương hiệu được yêu quý bởi nhiều thế hệ người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ.

“Tôi tin rằng Vinamilk đang ở một thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, và chúng tôi rất để tâm đến cơ hội này. Việc sở hữu nền tảng tài chính vững mạnh là một lợi thế lớn để chúng tôi có sự linh hoạt khi đưa ra những quyết định cũng như các điều chỉnh phù hợp với biến động thị trường”, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk chia sẻ trong báo cáo thường niên 2023.

Thực tế, sự thay đổi của Vinamilk không chỉ ở việc thay đổi logo hay bao bì sản phẩm mà từ tháng 12/2023, công ty đã ra mắt thí điểm diện mạo mới cho cửa hàng tại trụ sở chính và thay đổi tên gọi từ “Giấc mơ sữa Việt” thành “Vinamilk” để dễ nhớ hơn với người tiêu dùng. Trong thời gian tới, hãng sữa này dự định sẽ tiến hành nâng cấp các cửa hàng còn lại trong hệ thống 653 cửa hàng trên cả nước.

Ngoài ra, công ty cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến sau khi ghi nhận doanh thu tăng trưởng gấp đôi trong năm 2023. Đồng thời, tại các điểm lẻ, Vinamilk cũng đang triển khai nhiều giải pháp công nghệ nhằm nhận dạng rõ nét đối tượng khách hàng mục tiêu và sở thích tiêu dùng để có những điều chỉnh phù hợp nhất về sản phẩm và dịch vụ.

Rõ ràng, xét trong bối cảnh những năm gần đây, thị trường sữa nội địa Việt Nam dần bão hòa, bản thân Vinamilk cũng không còn nhiều dư địa tăng trưởng, việc có những thay đổi mạnh mẽ là bước đi mới cần thiết để Vinamilk giữ vững được thị phần trong nước và tiệm cận hơn với các thị trường xuất khẩu.

Đến hiện tại, có thể thấy, việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk đã viết tiếp câu chuyện thành công mà Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) hay Tập đoàn Viettel đã làm được trước đó. Suy cho cùng, quyết định đổi mới thương hiệu cũng chỉ là một phần, thành công của doanh nghiệp vẫn phải đến từ định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và triển vọng tăng trưởng dài hạn cho những năm tiếp theo.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết dự báo tăng vọt

MBS lạc quan về tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong nửa cuối năm 2024, MBS dự phóng tổng lợi nhuận thị trường sẽ tăng 9,5% so với cùng kỳ trong quý II và lần lượt tăng 33,1% và 21,9% trong quý III và IV.

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội

Mới đây, nhà phát triển dự án KITA Group đã đưa thương hiệu KITA Capital ra mắt thị trường tại Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra, nơi được “định danh” là cộng đồng tinh hoa với các dự án bất động sản hạng sang. Dự án KITA Capital hứa hẹn sẽ chinh phục giới thượng lưu đang khao khát sở hữu bất động sản “hàng hiệu” tại khu vực có giá trị cao bậc nhất Thủ đô này.

"Chắc chân" tại thị trường phía Nam, Kita Group "Bắc tiến" với nhiều kỳ vọng lớn

Bamboo Capital (BCG) sắp phát hành 80 triệu cổ phiếu thưởng, nâng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng

Bamboo Capital sẽ phát hành hơn 80 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:10 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 10 cổ phiếu mới). Tổng giá trị cổ phiếu thưởng là hơn 800 tỷ đồng tính theo mệnh giá.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Vietcombank chuẩn bị họp bàn chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn

VEAM sau biến động về lãnh đạo, còn dư địa tăng trưởng?

SSI Research đánh giá việc lãnh đạo bị bắt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết, công ty con của VEAM. Ngoài ra, công ty cũng đã có bước tiến quan trọng hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu để được niêm yết trên HOSE.

Bất ngờ khoản cổ tức "khủng" từ Honda, Toyota và Ford mang về cho VEAM mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận Sau bãi nhiệm Tổng Giám đốc, VEAM tiếp tục miễn nhiệm Kế toán trưởng

Tập đoàn Đất Xanh có chủ tịch HĐQT mới

Theo thông tin từ Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG), ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ rời vị trí của mình để và đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng chiến lược, người thay thế ông Thìn là ông Lương Ngọc Huy.

Dragon Capital bán ra hàng triệu cổ phiếu STB, DXG, KDH, HSG ĐHĐCĐ Tập đoàn Đất Xanh (DXG): Tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi, tái cấu trúc mô hình hoạt động

Vietnam Airlines ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 03/7/2024, tại Seoul - Hàn Quốc, Vietnam Airlines đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam-Hàn Quốc. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Việt Nam.

Quốc hội cho Vietnam Airlines được gia hạn trả nợ 4.000 tỷ đồng 3 lần Cuộc “đại phẫu” lịch sử của Vietnam Airlines

Hoàng Anh Gia Lai chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi trái phiếu lên đến 4.400 tỷ đồng

Số tiền lãi chậm thanh toán luỹ kế tính tới ngày 30/6 là 3.349 tỷ đồng và số tiền gốc chậm thanh toán là 1.015 tỷ đồng. Tổng gốc và lãi là 4.364,4 tỷ đồng, đây cũng là khoản nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai.

'Ông chủ' dự án Paragon Đại Phước hút thành công 550 tỷ đồng trái phiếu Vừa hoàn tất huy động 10.000 tỷ đồng, Vinhomes tiếp tục muốn bán thêm 2.500 tỷ đồng trái phiếu

Thương hiệu quán quân “được chọn mua nhiều nhất” ngành sữa 2024: Gọi tên ai?

Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua

Vinamilk thúc đẩy xuất khẩu sữa qua các chuỗi bán lẻ và phân phối toàn cầu Vinamilk một năm sau tái định vị thương hiệu: Vẫn đang ở “thời điểm lý tưởng để thay đổi”

Viettel báo lãi gấp gần 10 lần VNPT, quy mô tài sản gấp 3,4 lần

Năm 2023, Viettel ghi nhận tổng doanh thu đạt 172.520 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất đạt 35.267 tỷ đồng, tăng lần lượt 5,4% và 1% so với năm 2022. So với VNPT, doanh thu năm 2023 của Viettel gấp 3,4 lần trong khi lợi nhuận gấp gần 10 lần.

100 đồng doanh thu, Viettel lãi 26 đồng, VNPT lãi 7 đồng Cổ phiếu "họ" Viettel đi ngược thị trường, tiếp tục vượt đỉnh lịch sử

Một ngày EVN trả lãi vay bằng lợi nhuận làm cả năm của nhiều doanh nghiệp

Mặc dù nợ vay tài chính của EVN năm 2023 giảm hơn 13.000 tỷ đồng so với đầu năm, xuống còn gần 312.000 tỷ đồng, nhưng số tiền EVN trả lãi vay trong năm tăng lên 18.900 tỷ, tương đương mỗi ngày phải trả 52 tỷ đồng lãi vay.

Chủ tịch EVN: “Thiếu điện trong năm 2023 là bài học sâu sắc, 2024 không để thiếu điện trong mọi tình huống” Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng

Viconship muốn vay 1.450 tỷ đồng từ Eximbank để thâu tóm Cảng Nam Hải Đình Vũ

Hội đồng quản trị Viconship đã thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng tối đa 65% cổ phần của Cảng Nam Hải Đình Vũ với tổng số tiền giao dịch là 2.179 tỷ đồng, trong đó, có 1.450 tỷ đồng vay từ Eximbank Chi nhánh Hải Phòng.

Gemadept lãi hơn 1.200 tỷ từ bán vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ cho Viconship Viconship sau biến động nhân sự cấp cao và sự xuất hiện của cổ đông lớn duy nhất