Viconship sau biến động nhân sự cấp cao và sự xuất hiện của cổ đông lớn duy nhất

Việc thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao diễn ra trong bối cảnh Viconship vừa có cổ đông lớn mới và đang tiếp tục mở rộng dư địa tăng trưởng thông qua hoạt động mua cổ phần các doanh nghiệp trong ngành.

Viconship đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng lớn tại khu vực Hải Phòng - Ảnh: Viconship
Viconship đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng lớn tại khu vực Hải Phòng - Ảnh: Viconship

Đón cổ đông lớn mới sau khi thay Chủ tịch HĐQT

Ngày 20/6, Công ty CP Container Việt Nam (Viconship, mã VSC) bổ nhiệm 3 Phó Tổng Giám đốc mới, bao gồm: bà Trương Anh Thư, ông Nguyễn Thế Trọng và ông Vũ Ngọc Lâm. Trong đó, bà Trương Anh Thư đang kiêm nhiệm chức Giám đốc Tài chính của Viconship và ông Nguyễn Thế Trọng hiện là Giám đốc kỹ thuật của doanh nghiệp khai thác cảng biển này.

Việc bổ nhiệm cùng lúc 3 Phó Tổng Giám đốc diễn ra không lâu sau khi Viconship vừa có sự “thay máu” hội đồng quản trị (HĐQT). Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra hôm 10/6, cổ đông Viconship đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Bùi Minh Hưng, Chủ tịch HĐQT và 2 thành viên là ông Văn Trần Hoàn và ông Cáp Trọng Cường. Trước đó, ông Hưng có đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Viconship vì lý do cá nhân từ ngày 15/5/2024.

Sau khi rời ghế nóng, vào đầu tháng 6 ông Hưng đã bán toàn bộ 60.000 cổ phiếu VSC đang nắm giữ. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn tiếp tục hỗ trợ Viconship trong một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh của công ty, đặc biệt trong mảng phát triển khách hàng và kinh doanh.

Vị trí Chủ tịch HĐQT Viconship hiện được giao cho ông Nguyễn Đức Dũng đảm nhiệm kể từ ngày 15/5/2024. Trước đó, ông Dũng là Thành viên HĐQT của Viconship.

Ngoài thay Chủ tịch HĐQT, ĐHĐCĐ thường niên vừa qua của Viconship đã bầu bổ sung 3 thành viên khác vào ban quản trị là ông Phan Tuấn Linh, ông Ninh Văn Hiến và bà Trần Thị Phương Anh. Đồng thời, bầu bổ sung ông Nguyễn Đức Thành vào Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế vị trí ông Trương Lý Thế Anh từ nhiệm.

Theo giới thiệu, ông Ninh Văn Hiến có trình độ chuyên môn là Kiểm toán viên. Từ năm 2006 đến năm 2021, ông Hiến là thành viên Điều hành Công ty Kiểm toán KPMG.

Ông Phan Tuấn Linh có trình độ chuyên môn Kỹ sư máy tàu thuỷ. Từ tháng 1/2024 đến nay đang là Chủ tịch HĐQT tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ.

Còn bà Trần Thị Phương Anh đang đồng thời là Thành Viên HĐQT Công ty CP Container Miền Trung (VSM) từ tháng 11/2022 đến nay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1986), Thành viên Ban kiểm soát mới của Viconship có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế. Từ năm 2023 đến nay đang là Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & quản lý tài sản T&D Group.

Cùng với biến động nhân sự cấp cao, cơ cấu cổ đông của Viconship gần đây cũng có những thay đổi khi vào ngày 11/6, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank Capital) đã mua vào 9,2 triệu cổ phiếu VSC, nâng sở hữu tại Viconship lên 22 triệu cổ phiếu VSC, tương đương 8,25% vốn điều lệ công ty.

Qua giao dịch này, VietinBank Capital đã trở thành cổ đông lớn duy nhất nắm giữ trên 5% điều lệ của Viconship.

Chiều ngược lại, hồi tháng 5, Viconship đã không còn là cổ đông lớn của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH), sau khi bán ra gần 5,28 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu từ 7,53%, về 2,53%.

Giảm đầu tư dàn trải, tập trung đẩy mạnh M&A mảng cảng biển

Quảng cáo

Song song với những biến động về mặt nhân sự và cổ đông lớn, chiến lược đầu tư của Viconship cũng hướng sự tập trung vào kế hoạch mở rộng quy mô lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A và thoái vốn khỏi những lĩnh vực không trọng yếu.

Theo đó, công ty dự kiến sẽ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng... để có nguồn tiền thanh toán việc nhận chuyển nhượng vốn góp từ các thành viên góp vốn của Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ (sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ tại Hải Phòng) nhằm mục đích nâng tỷ lệ sở hữu tại Cảng Nam Hải Đình Vũ lên mức tối đa 100% vốn điều lệ với tổng mức đầu tư tối đa 3.450 tỷ đồng.

Trong năm 2023, Viconship đã hoàn tất mua mới 35% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ với giá trị khoảng 1.004 tỷ đồng, tương ứng mua với giá gần 75.000 đồng/cổ phiếu. Khoản đầu tư này đang được Viconship hạch toán vào công ty liên kết.

image-bizlive-vn-cang-vsc-6601-5019.png

Vị trí các cảng của Viconship

Viconship hiện là một trong những doanh nghiệp khai thác cảng lâu đời và có quy mô hàng đầu Việt Nam. Việc sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ giúp Viconship trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng hiện nay, với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU và chiếm 30% thị phần. Viconship cho biết, Cảng Nam Hải Đình Vũ đã bắt đầu đóng góp lợi nhuận vào hệ thống công ty. Theo kế hoạch năm 2024, cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ đạt lợi nhuận 100 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ vừa qua, ông Tạ Công Thông, Tổng Giám đốc Viconship cho biết, sau khi mua lại cảng Nam Hải Đình Vũ từ Gemadept, các khối khách hàng thân thiết của Gemadept trước đây đã rút xuống cảng Nam Đình Vũ. Vì vậy, Viconship hiện đang trong quá trình xây dựng lại tập khách hàng cho cảng Nam Hải Đình Vũ. Công ty đã và đang tìm kiếm những đối tác chiến lược để song hành phát triển dự án cảng này.

Theo ông Tạ Công Thông, Nam Hải Đình Vũ nằm cạnh cảng Vip Greenport của Viconship. Việc mua lại cảng này sẽ tập trung được nguồn lực tại cùng một khu vực, cả thiết bị lẫn cả nhân lực.

Để tập trung cho các mảng kinh doanh cốt lõi, lãnh đạo Viconship cho biết sẽ thoái vốn ở một số lĩnh vực khác. Trong đó, công ty đã có kế hoạch thoái vốn đầu tư khỏi dự án khách sạn Hyatt Place tại 43 Quang Trung (Hải Phòng). Chiến lược này đồng nghĩa với việc Viconship sẽ tất toán toàn bộ những khoản vay tài trợ cho hoạt động đầu tư này, giúp giảm gánh nặng chi phí tài chính, chi phí lãi vay.

Với một loạt những thay đổi từ nhân sự đến chiến lược đầu tư, năm 2024, Viconship đặt mục tiêu đạt doanh thu 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,5% và 20,8% so với thực hiện năm 2023.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Viconship ước doanh thu đạt hơn 1.056 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 172 tỷ đồng, tăng lần lượt 28% và 75% so với cùng kỳ thực hiện năm ngoái. Với kết quả đạt được, Viconship đã thực hiện gần 43% kế hoạch doanh thu và hơn 53,7% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Nhìn nhận về triển vọng tăng trưởng của Viconship, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) ước tính, sau khi hợp nhất Nam Hải Đình Vũ thì 3 cảng Viconship sở hữu có công suất thiết kế 1,65 triệu TEU, nếu cả 5 cảng bao gồm từ công ty liên kết thì công suất thiết kế đạt 2,45 triệu TEU (tương đương khoảng 31% năng lực cụm cảng Hải Phòng). Ước tính này dựa trên giả định Nam Hải Đình Vũ đạt công suất 44% trong 2024.

image-bizlive-vn-vsc-1979-4501.png

Nguồn: VCBS

Trong đó, cụm cảng VIP Green nằm hạ lưu sông nên hưởng lợi từ dòng chảy hàng hóa về phía hạ lưu, đồng thời có hãng tàu Evergreen (Đài Loan, thuộc LM The Alliance) sở hữu 21,74% giúp cảng luôn có hiệu suất tốt. 2 cảng này đang hoạt động 75-95% công suất thiết kế.

Còn cảng Nam Hải Đình Vũ hoạt động từ 2013, kể từ khi hoạt động trong hệ thống Gemadept thì Nam Hải Đình Vũ có hiệu suất sử dụng gần 100% công suất. Gemadept giữ lại tệp khách hàng và chuyển dần về cảng Nam Đình Vũ. VCBS cho rằng, giai đoạn đầu Viconship sẽ gặp khó khăn trong thu hút các hãng tàu.

Tuy nhiên, về dài hạn thì Nam Hải Đình Vũ sẽ là động lực tăng trưởng của Viconship khi liên kết 3 cảng VIMC Đình Vũ, VIP Green có vị trí liền kề nhau tạo bến liền mạch dài 1.600m sẽ phát huy lợi thế và nâng cao hiệu quả.

Dù vậy, VCBS cũng lưu ý năm 2024 Viconship dự kiến hợp nhất cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ khá thách thức cho Viconship khi chi phí lãi vay và chi phí lợi thế thương mại tăng cao. Ngoài ra, từ 2025 tại khu vực Hải Phòng nguồn cung tăng mạnh (tăng khoảng 34% so với công suất thiết kế hiện tại) tạo áp lực cạnh tranh lớn cho Viconship.

Dựa vào những phân tích trên, VCBS dự phóng doanh thu thuần năm 2024 của Viconship có thể đạt 2.514 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 190 tỷ đồng, tăng lần lượt 15,3% và 54% so với năm 2023. Sang năm 2025 doanh thu của Viconship có thể đạt 2.649 tỷ đồng (tăng 5,4%) và lãi sau thuế 256 tỷ đồng (tăng 34,7%).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sun Group báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2024

Đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Sun Group đã vượt 46.000 tỷ đồng, gấp 3,48 lần vốn chủ sở hữu, trong đó, nợ trái phiếu tăng mạnh lên 3.300 tỷ đồng, từ mức 500 tỷ đồng trong năm 2023.

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group

Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp. Trong đó, bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2025.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Vinasun dốc cả nghìn tỷ mua 1.200 xe Hybrid, hứa ra mắt dòng xe chưa có đối thủ nào có: Liệu có cứu được thị phần đã mất?

Phó Tổng Giám đốc Trần Anh Minh thừa nhận Vinasun đang ở trong thế có nhiều sức ép, khi "Xanh SM 2 năm qua đã tăng vốn lên 18.000 tỷ đồng, Grab cũng đã huy động đến 12 tỷ USD… vốn chủ sở hữu của Vinasun chỉ hơn 1.100 tỷ đồng".

Ông Đặng Phước Thành xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Vinasun sau 23 năm, con trai ngồi vào ghế Tổng giám đốc SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Trái phiếu bất động sản trở lại “đường đua”

Sau 3 tháng đầu năm “vắng bóng” trên “đường đua” phát hành, sang tháng 4 và nửa đầu tháng 5 thị trường đã xuất hiện những lô trái phiếu nghìn tỷ do các doanh nghiệp bất động sản phát hành, dẫn đầu là Vingroup.

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 Doanh nghiệp bất động sản hút thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4

VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có vốn đầu tư khoảng 1.562 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng. Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Đề xuất "vượt quy hoạch", dự án cao tốc nghìn tỷ này sẽ "mở toang" cửa ngõ vào Hà Nội

HSG: Lợi nhuận sau thuế 7 tháng niên độ tài chính 2024-2025 ước đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Mặc dù tạm gián đoạn hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 9/2024, Tập đoàn Hoa Sen (mã HGS) vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận sau thuế 7 tháng ước đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch.

ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch