Trung Quốc công bố mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 gây bất ngờ

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc của năm 2023 như vậy “bảo thủ” hơn so với mục tiêu 5,5% mà Bắc Kinh đặt ra vào năm ngoái, mục tiêu mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cuối cùng đã không đạt được.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong hơn 25 năm khi mà chính quyền Bắc Kinh đương đầu với nhiều thử thách trong kinh tế nội địa và kinh tế toàn cầu sau khi Trung Quốc thoát khỏi 3 năm kiểm soát COVID-19, theo nội dung bài báo mới đăng của Wall Street Journal.

Trong năm 2023, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ 5%, theo thông báo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Con số mới nhất cho thấy giới chức quản lý kinh tế Trung Quốc đang dành nhiều sự quan tâm hơn đến những mục tiêu khác.

Trong các cuộc họp vào tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ công bố chính sách kiểm soát mới liên quan đến vấn đề an ninh, tài chính và công nghệ, sẽ có một số vị trí quan trọng được thay đổi phù hợp với định hướng của chính phủ.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2023 như vậy “bảo thủ” hơn so với mục tiêu 5,5% mà Bắc Kinh đặt ra vào năm ngoái, mục tiêu mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cuối cùng đã không đạt được, nguyên nhân chính bởi các biện pháp kiểm soát COVID-19 của chính phủ Trung Quốc và sự suy giảm mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.

Trong năm ngoái, mức tăng trưởng 3% của kinh tế Trung Quốc thấp nhất trong nhiều thập kỷ với ngoại lệ năm 2020 khi mà giới chức thậm chí còn bỏ luôn mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

“Trong năm nay, thực sự cần ưu tiên cho mục tiêu bình ổn kinh tế và theo đuổi các mục tiêu tiến bộ nhưng cùng lúc đó vẫn cần phải đảm bảo ổn định”, ông Lý nhấn mạnh trong báo cáo từ chính phủ.

Việc giới chức Trung Quốc nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định kinh tế diễn ra sau 3 năm Trung Quốc áp dụng mục tiêu không COVID-19, khi đó việc kiềm chế COVID-19 cao hơn tất cả các mục tiêu khác trong đó có bao gồm việc hỗ trợ cho nền kinh tế. Nếu kinh tế Trung Quốc có thể vững vàng sau khi loại bỏ các biện pháp kiểm soát COVID-19, giới chức Trung Quốc có thể đưa nền kinh tế nội địa trở lại lộ trình và mục tiêu vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế đã thể hiện quan điểm hoài nghi về việc này khi mà đại dịch COVID-19 ngày một căng thẳng hơn.

Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay sẽ đồng nghĩa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trung bình ước tính khoảng 4,6% trong khoảng thời gian 4 năm tính từ năm 2020 đến hết năm 2023, giảm đáng kể so với mức trung bình 6,7% trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.

Trong ngắn hạn, mức độ tăng trưởng 5% cho thấy giới chức Trung Quốc thận trọng với những thách thức có thể hãm tốc độ phục hồi kinh tế ngay cả khi mà các biện pháp kiểm soát COVID-19 được gỡ bỏ.

Như vậy có quá nhiều yếu tố cản trở trong đó có bao gồm niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng suy yếu, nhu cầu của nước ngoài với hàng hóa Trung Quốc yếu đi, tình trạng nợ nần tại các địa phương căng thẳng vì vậy hạn chế khả năng của họ trong việc kích thích kinh tế tăng trưởng.

Giới chuyên gia đã ngay lập tức đưa ra nhiều bình luận về con số mục tiêu tăng trưởng mới nhất của Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế phụ trách Trung Quốc tại Oxford Economics, ông Louise Loo, khẳng định rằng mức 5% đặc biệt thận trọng nếu xét đến sự phục hồi của hoạt động kinh doanh trong 2 tháng đầu của năm. Các chỉ số chính thức của ngành sản xuất, dịch vụ và xây dựng Trung Quốc đều hồi phục mạnh trong tháng 1 và tháng 2/2023.

Vào ngày Chủ Nhật, chính phủ Trung Quốc công bố tăng cường chi tiêu tài khóa ước tính khoảng 5,6% trong năm nay, thấp hơn mức tăng của năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu tài khóa được dự báo tăng ước tính 6,7% trong năm nay, cao hơn năm ngoái. Giới chức đang hướng đến mức thâm hụt tài khóa ước tính 3% GDP trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức 2,8% của năm 2022, nó cho thấy nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không kích cầu mạnh tay.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro