Từ OCBS đến VTG: Những “làn gió” mới của ngành chứng khoán

Nhà đầu tư chứng khoán đang được chứng kiến nhiều cái tên mới liên tục xuất hiện trong ngành, cùng các ông chủ có tiềm lực phía sau.

Từ OCBS đến VTG: Những “làn gió” mới của ngành chứng khoán

“Thay máu” bằng vốn và chiến lược kinh doanh mới

Trong những năm gần đây, ngành chứng khoán Việt Nam liên tục chứng kiến sự xuất hiện của các “làn gió mới” – những công ty chứng khoán non trẻ hoặc được tái cấu trúc với tham vọng thay đổi cục diện thị trường.

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt cái tên như OCBS, VTG, UPS đã được ra mắt còn trong giai đoạn 2020-2024 cũng có những “làn gió mới” của DNSE, DSC, VPBankS, KAFI và Guotai Junan (IVS).

Sự sôi động này đi cùng những thương vụ chuyển giao cổ phần chiến lược và các đợt tăng vốn mạnh mẽ.

Chẳng hạn, VISecurities công bố tăng vốn điều lệ gấp 4 lần từ 300 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng vào cuối năm 2024, đồng thời đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán OCBS và chuyển trụ sở từ Hà Nội về TP. Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính lớn nhất cả nước.

Tương tự, Chứng khoán Việt Tín (VTSS) sau khi được TIN Global Pte. Ltd. (Singapore) thâu tóm 49% cổ phần đã mang tên mới là VTG, với kế hoạch nâng vốn từ 138 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng – tăng gấp hơn 21 lần – thông qua chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược.

Trong khi đó, các tín hiệu chuyển giao cũng xuất hiện với việc Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) đổi tên thành UP Securities (UPS) vào tháng 9/2024 sau khi đổi chủ, còn Chứng khoán SaigonBank Berjaya (SBBS) đã được Inter-Pacific Securities Sdn Bhd (Malaysia) thoái vốn. Còn Chứng khoán APG đang trong quá trình tái cấu trúc với việc chuyển nhượng cổ phần cho nhóm nhà đầu tư mới và đóng cửa một số chi nhánh để tinh gọn bộ máy.

Thực tế, từ năm 2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập mới các công ty chứng khoán, khiến số lượng công ty trong ngành không tăng thêm. Tuy nhiên, thay vì thâm nhập ngành bằng cách lập mới, các nhà đầu tư có tiềm lực đã chọn cách mua lại những công ty nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, sau đó “thay máu” bằng vốn và chiến lược kinh doanh mới.

Đây chính là cách mà những “làn gió mới” như OCBS, VTG hay KAFI ra đời, mang đến sự cạnh tranh quyết liệt hơn cho ngành Chứng khoán.

Tiềm lực tài chính mạnh, ưu thế thuộc về các ngân hàng

Quảng cáo

Để chen chân vào thị trường chứng khoán vốn đã chật chội với những tên tuổi lớn, các công ty mới không chỉ cần chiến lược khác biệt mà còn phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ.

Hướng đi phổ biến là áp dụng chính sách “zero-fee” – miễn phí giao dịch – như TCBS, DNSE hay Pinetree đã tiên phong. Chiến lược này giúp thu hút lượng lớn nhà đầu tư cá nhân, nhưng đồng thời buộc các công ty phải hy sinh nguồn thu từ phí môi giới – một trụ cột truyền thống của ngành.

Để bù đắp, các công ty chứng khoán chuyển hướng sang nguồn thu từ cho vay ký quỹ (margin), vốn đang tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau giai đoạn năm 2022.

Tuy nhiên, các công ty sẽ cần một nguồn vốn lớn để triển khai margin hiệu quả và giành thị phần từ các đối thủ lâu năm. Chứng khoán OCBS cần nâng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng hay VTG nhắm đến 3.000 tỷ đồng đều cho thấy quy mô vốn là yếu tố sống còn để cạnh tranh.

Từ OCBS đến VTG: Những “làn gió” mới của ngành chứng khoán
Nhiều công ty chứng khoán “làn gió mới” đang muốn đạt quy mô vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng.

Giữa năm 2024, Chứng khoán LPBS đã tăng vốn từ 250 tỷ đồng lên gần 4.000 tỷ đồng là minh chứng khác cho xu hướng “vốn lớn hóa” của các tân binh trong ngành.

Từ OCBS đến VTG: Những “làn gió” mới của ngành chứng khoán

Trong bối cảnh đó, sự hậu thuẫn từ các ngân hàng trở thành lợi thế chiến lược khó thay thế. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều công ty chứng khoán mới thành công đều có “bệ đỡ” là các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính lớn. OCBS có những dấu ấn của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), VPBankS được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại vào năm 2021, còn KAFI có sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) và Uniben từ năm 2022.

Sự “chống lưng” từ ngân hàng mang lại nhiều lợi thế vượt trội. Thứ nhất, các ngân hàng cung cấp nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp, giúp công ty chứng khoán dễ dàng mở rộng quy mô margin mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào vốn tự có hay huy động từ thị trường.

Thứ hai, ngân hàng mang đến hệ sinh thái tài chính toàn diện – từ tín dụng, thanh toán đến mạng lưới khách hàng sẵn có – giúp các công ty chứng khoán nhanh chóng tiếp cận nhà đầu tư và xây dựng chỗ đứng.

Hơn nữa, sự hỗ trợ từ ngân hàng còn là “tấm khiên” giúp các công ty chứng khoán mới vượt qua giai đoạn đầu đầy thách thức. Với thị trường biến động như hiện nay, việc có một “ông chủ” tài chính vững mạnh đứng sau không chỉ đảm bảo thanh khoản mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư – yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng trong cuộc đua khốc liệt trước thềm sự kiện nâng hạng thị trường lên mới nổi.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gia đình Chủ tịch SSI chuẩn bị được mua hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

Đợt phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI đang triển khai với thời hạn nộp tiền cho các bộ nhân viên Công ty là ngày 30/5. Tổng số sẽ có 307 nhân sự được mua cổ phiếu ESOP tại mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

TCB phá kỷ lục giá, thị trường còn nhận thêm lực đẩy của nhóm Vingroup

Nhóm cổ phiếu Vingroup là điểm nhấn lớn nhất trong phiên lấy lại mốc 1.300 điểm của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các mã TCB, HAH cũng ghi dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới.

Bộ Tài chính sắp trình loạt ưu đãi “khủng” để thúc đẩy kinh tế tư nhân Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Chuyên gia VPBankS đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh như giai đoạn 2016-2017 với sự dẫn dắt của những cổ phiếu lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Thị trường đã có thể lạc quan sau 2 tuần tăng điểm liên tiếp?

VN-Index đã có 2 tuần tăng liên tiếp cùng với động lực giải ngân từ khối ngoại và sự dẫn dắt của các cổ phiếu lớn. Các chuyên đã cùng đưa ra quan điểm đánh giá về sự tích cực đang diễn ra trên thị trường sau cú sốc thuế quan 2025.

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4 Khối ngoại đảo chiều, VN-Index lùi về sát mốc 1.300 điểm

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Nhóm phân tích Chứng khoán Maybank điều chỉnh tăng 5%-10% dự báo lợi nhuận toàn thị trường và điều chỉnh tăng mục tiêu VN-Index cuối năm lên 1.300 điểm (kịch bản cơ sở), 1.500 điểm (kịch bản tốt nhất).

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60% Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng