Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB

Ước tính Phó Tổng Giám đốc Thường trực VPBank đã chi hơn 570 tỷ đồng để mua vào 30 triệu cổ phiếu VPB.

Hình minh họa

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.

Theo đó, bà Phạm Thị Nhung, Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Thường trực VPBank đã hoàn tất việc mua vào 30 triệu cổ phiếu VPB theo phương thức khớp lệnh, với thời gian giao dịch từ ngày 6/2 - 6/3/2025. Sau giao dịch, số cổ phiếu VPB do bà Nhung sở hữu tăng từ gần 6,07 triệu (tương đương 0,0765%) lên gần 36,07 triệu (tương đương 0,4546%).

Quảng cáo

Trong giai đoạn bà Nhung thực hiện giao dịch, giá cổ phiếu VPB dao động quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, Phó Tổng Giám đốc Thường trực VPBank đã chi hơn 570 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Về quá trình công tác, bà Phạm Thị Nhung tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Đông Đô. Giai đoạn 2016-2022, bà đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại VPBank như Giám đốc Giao dịch Phát triển Mạng lưới & Tài sản Bảo đảm, Giám đốc Trung tâm Quản lý Đối tác và được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc từ năm 2021.

Từ năm 2023, bà giữ chức Phó Tổng Giám đốc Thường trực kiêm Giám đốc Khối Quản lý Đối tác và Quan hệ Đối ngoại VPBank. Đến tháng 4/2024, bà được Đại hội đồng Cổ đông bầu vào Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2020-2025, đồng thời tiếp tục đảm nhiệm các chức danh trước đó.

Về hoạt động ngân hàng, kết thúc năm 2024, quy mô tín dụng hợp nhất của VPBank cán mốc 710 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong năm đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng. Tính riêng quý IV, lợi nhuận hợp nhất của VPBank đạt hơn 6.100 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.

Ngân hàng mẹ, trong đó, ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 18,3 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023. Các công ty con tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt là sự trở lại mạnh mẽ của FE Credit sau quá trình tái cấu trúc toàn diện, khi báo lãi liên tiếp trong 3 quý gần nhất và đạt 500 tỷ đồng lợi nhuận cả năm 2024.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thúc đẩy tài chính toàn diện: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tài chính toàn diện, giúp mọi người dân ở mọi vùng miền có cơ hội tiếp cận bình đẳng và thụ hưởng thành quả từ các dịch vụ tài chính, đồng thời được bảo vệ an toàn khi sử dụng những dịch vụ này.

“Ông lớn” ngân hàng châu Âu sắp cung cấp dịch vụ giao dịch bitcoin Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa" Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025 SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp

BIDV khai trương hoạt động Trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...