Thương hiệu quán quân “được chọn mua nhiều nhất” ngành sữa 2024: Gọi tên ai?

Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua

Vị trí khó “lung lay” trong giỏ hàng của người tiêu dùng 12 năm liền

Sử dụng dữ liệu từ Worldpanel cùng Chỉ số tiếp cận người tiêu dùng (CRP) độc quyền trên toàn thế giới, "Dấu chân thương hiệu" (Brand Footprint) của Kantar là một trong những báo cáo uy tín, được trông chờ nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo Kantar, chỉ số CRP được đo lường dựa trên số hộ gia đình tiếp cận và số lần mua sản phẩm. Vì vậy, đây là một thước đo rất sát thực về việc “được chọn mua” của một nhãn hiệu.

Theo báo cáo năm 2024, vị thế của Vinamilk trong ngành sữa một lần nữa được khẳng định, khi các nhãn hiệu đến từ Vinamilk tiếp tục “chiếm sóng” với 3 trong 5 vị trí dẫn đầu danh sách các nhãn hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất. Cụ thể, Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, suốt 12 năm liêp tiếp từ khi báo cáo được công bố tại Việt Nam lần đầu tiên đến nay. Đáng chú ý, Vinamilk có điểm số tiếp cận người tiêu dùng cách biệt gần gấp đôi so với thương hiệu thứ 2 ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Đại diện Kantar Việt Nam (bên phải) trao các chứng nhận cho ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk.

Bên cạnh đó, sữa đặc Vinamilk vẫn là lựa chọn ưa thích của các hộ gia đình, khi năm thứ 4 liên tiếp, 2 nhãn hiệu quen thuộc Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ đều nằm trong Top 5 dẫn đầu ở cả thành thị và nông thôn. Năm nay, Probi, một nhãn hiệu khác của Vinamilk, xuất hiện trong bảng xếp hạng các nhãn hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất khu vực thành thị.

Ở phạm vi rộng hơn, khi xét trên toàn ngành FMCG, Vinamilk tiếp tục dẫn đầu ở khu vực thành thị, với điểm CRP cao gấp đôi so với 2 nhãn hiệu tiếp sau. Đặc biệt hơn, đây là thương hiệu sữa duy nhất xuất hiện ở cả 2 bảng xếp hạng của khu vực nông thôn và thành thị. Có thể thấy, Vinamilk đang có chỗ đứng rất chắc chắn ở tất cả thị trường, phân khúc, là thương hiệu “quốc dân” nhà nào cũng có.

Sở hữu nhiều nhãn hiệu trong top được chọn mua nhiều nhất, Vinamilk cũng năm thứ 12 bảo vệ thành công vị trí của mình trong Top 3 nhà sản xuất tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam. Chia sẻ về kết quả này, ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk – cho biết: “Là công ty về dinh dưỡng, Vinamilk hiểu rằng quyết định chọn mua cũng chính là sự tin tưởng của người tiêu dùng để chúng tôi chăm sóc sức khỏe cho chính họ, gia đình và những người họ yêu quý. Chúng tôi sẽ không ngừng phát huy những giá trị di sản của thương hiệu, cải thiện trải nghiệm người dùng ở mọi kênh tiếp cận và tập trung vào phát triển bền vững để mang đến nhiều giá trị hơn nữa cho người tiêu dùng”.

Đổi mới, sáng tạo để giữ vị trí dẫn đầu

Quảng cáo

Đánh giá về thành tích của Vinamilk, ông Peter Christou - Tổng giám đốc Kantar Vietnam - cho rằng, có 2 yếu tố chính giúp Vinamilk duy trì thứ hạng cao trong giỏ hàng của người tiêu dùng 2024. Đầu tiên là chiến lược tái định vị, giúp phát huy những giá trị di sản của thương hiệu theo cách hấp dẫn hơn với thế hệ người tiêu dùng trẻ. Nhưng quan trọng hơn, theo đại diện Kantar, chính nét tính cách không ngừng đổi mới – sáng tạo là chìa khóa giúp thương hiệu sữa gần 50 năm tuổi giữ chắc vị trí dẫn đầu.

Hình ảnh mới ấn tượng, trẻ trung của Vinamilk sau khi “re-brand” với thông điệp “Táo bạo, tự tin, luôn là chính mình”.

“Tôi muốn nhấn mạnh về sự đổi mới. Vinamilk liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mới phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng và mọi nhu cầu, hay gợi ý cho họ nhiều cách sử dụng sản phẩm khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn. Việc thu hút họ dùng thử sản phẩm của bạn đã khó, việc giữ họ quay lại để mua sản phẩm lần thứ 2, thứ 3 càng khó hơn nhiều. Vinamilk đang làm rất tốt việc này qua nhiều năm liền”, ông Peter chia sẻ thêm.

Điển hình là sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm – sản phẩm đánh dấu một bước tiến đột phá của Vinamilk về công nghệ, khi áp dụng thành công công nghệ kép hút chân không, giúp sản phẩm sữa tươi giữ được hương vị thơm tự nhiên, thoảng chút cỏ hoa và hậu vị ngọt ngào. Hay gần đây nhất, ông lớn ngành sữa trong nước tung ra thị trường dòng sản phẩm sữa hạt cao đạm Vinamilk không đậu nành mới, kết hợp 7 loại hạt cao cấp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Sữa hạt cao đạm – “chiến binh mới” từ Vinamilk - dự báo sẽ tạo ra điểm nhấn trên thị trường sữa hạt tại Việt Nam.

Đối với sữa đặc Ông Thọ, nhãn hiệu nằm trong Top 5 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất, Vinamilk cũng “ghi điểm” với người tiêu dùng khi ra mắt 2 hương vị hoàn toàn mới: sô cô la và dâu, mang đến trải nghiệm mới mẻ, khác biệt cho người dùng trẻ; cùng bao bì dạng hộp đột phá có nắp vặn, giúp cả gia đình sử dụng và bảo quản tiện lợi hơn. Ngoài ra, các chiến dịch truyền thông hướng dẫn người mua sử dụng các sản phẩm quen thuộc như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua… vào việc nấu nướng hoặc pha chế các món ăn, thức uống sáng tạo cũng tạo thành xu hướng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ.

Pha chế thức uống sáng tạo là một hướng đi mới của Vinamilk để tăng cường tiếp cận nhóm người tiêu dùng tương lai (GenZ, Gen Alpha).

Theo báo cáo của Kantar, trong năm 2023, Việt Nam có 11.662 sản phẩm mới được tung ra thị trường, tức có khoảng 32 sản phẩm mới mỗi ngày – tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm. Nhưng trong số hơn 10.000 sản phẩm được ra mắt, chỉ có khoảng 2,2% (tương đương khoảng hơn 220 sản phẩm) có thể đạt được điểm tiếp cận người tiêu dùng là một lần/năm, chưa kể đến việc thuyết phục họ “chọn mua”.

Pha chế thức uống sáng tạo là một hướng đi mới của Vinamilk để tăng cường tiếp cận nhóm người tiêu dùng tương lai (GenZ, Gen Alpha).

Điều đó cho thấy sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để một sản phẩm có thể nổi bật và tạo dựng dấu ấn riêng. Từ đó, thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện nhiều hơn trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Rõ ràng, cách làm mới mẻ của Vinamilk không chỉ giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng mà còn ngày càng gần gũi với nhóm người tiêu dùng chủ lực trong tương lai.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I/2025 ước đạt gần 3.625 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của khách quốc tế và giá nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS Tin vui cho Vietnam Airlines và Vietjet: Chính phủ ban hành nghị định mở đường nhập khẩu máy bay từ Nga, Trung Quốc, Brazil, Canada và Anh

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025

Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế

BCTC hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 3,674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước dù vừa phải phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế.

Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành