Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS

8 năm trước, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Donald Trump (nhiệm kỳ 1) tới Việt Nam, một loạt hợp đồng trị giá tỷ đô giữa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam (bên mua) và các tập đoàn Mỹ đã được ký thỏa thuận MOU.

Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 123,5 tỷ USD vào năm 2024, tăng gần 20% so với năm 2023 và thiết lập mức cao kỷ lục, theo dữ liệu của Hoa Kỳ công bố ngày 5/2.

Điều này đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Đó cũng là cơ sở để ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng tỷ lệ 46% với Việt Nam.

Đến hiện tại, 2 quốc gia đã thống nhất khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế.

Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1/2025, đáp lại quan ngại liên quan tới thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh rằng Việt Nam mong muốn phát huy các lợi thế cạnh tranh, tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…

Theo các chuyên gia, các đơn hàng lớn trong lĩnh vực hàng không, dầu khí sẽ tạo điều kiện để thu hẹp thặng dư thương mại Việt - Mỹ.

8 năm trước, vào ngày 12/11/2017, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Donald Trump (nhiệm kỳ 1) tới Việt Nam, một loạt hợp đồng trị giá tỷ đô giữa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam (bên mua) và các tập đoàn Mỹ đã được ký thỏa thuận MOU.

Thứ nhất là hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD cho việc mua, hỗ trợ 44 động cơ cho 20 máy bay Airbus A321neo mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) ký với hãng sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney (PW).

Thứ hai là thoả thuận trị giá 600 triệu USD cũng với Pratt & Whitney (PW) của Vietjet Air, gồm mua và bảo dưỡng 20 động cơ thế hệ mới PW1000G để lắp đặt cho 10 tàu bay A321NEO của hãng. Thỏa thuận này cũng đồng thời bao gồm một chương trình quản lý động cơ EngineWise™ trong 12 năm.

Vào cuối năm 2023, nhà sản xuất động cơ Pratt & Whitney xác nhận có hơn 1.000 động cơ PW1100G gặp lỗi sản xuất, cần phải thu hồi để sửa chữa.

Thứ ba, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã chứng khoán GAS) ký 2 biên bản thỏa thuận với 2 đối tác Mỹ là Tập đoàn AES và Tập đoàn Alaska Gasline Development Corporation.

Theo đó, PV GAS và AES đã ký thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ USD cho Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ.

Năm 2023, dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ - liên doanh giữa PV GAS và Tập đoàn AES thực hiện tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.

Đây là một trong những dự án kho cảng LNG lớn nhất Việt Nam. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, sẽ cung cấp 3,6 triệu tấn khí LNG/năm. Quy mô dự án là hơn 3.500 ha, trong đó diện tích đất sử dụng làm kho chứa LNG khoảng 50 ha.

PV Gas cũng đã ký Biên bản Ghi nhớ về khả năng hợp tác trong lĩnh vực cung cấp Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và đầu tư thượng nguồn với Tập đoàn Alaska Gasline Development Corporation (AGDC).

Biên bản thể hiện mong muốn hợp tác của AGDC trong việc tham gia cung cấp nguồn LNG cho các dự án nhập khẩu LNG tại Việt Nam cũng như xem xét đánh giá các cơ hội tham gia đầu tư phát triển của PV GAS tại các mỏ khí tại Bang Alaska – Mỹ.

Quảng cáo

Tuy nhiên, đến nay, dự án Alaska LNG vẫn chưa được xây dựng.

Đến ngày 27/2/2029, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được tổ chức ở Việt Nam, các thỏa thuận lớn tiếp tục được ký kết.

Vietnam Airlines cùng Tập đoàn Sabre đã ký kết mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin hàng không với trị giá 300 triệu USD.

Giữa năm 2018, hãng hàng không quốc gia cũng đã ký hợp đồng dài hạn với Sabre để duy trì, nâng cấp và bổ sung các chức năng mới cho hệ thống SabreSonic trị giá 400 triệu USD.

Ngày 8/11/2019, Vietnam Airlines đã ký kết hai hợp đồng trị giá hơn 1 tỷ USD về bảo dưỡng động cơ máy bay Airbus A321neo với nhà sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney và triển khai hệ thống quản trị, tối ưu hóa doanh thu thế hệ mới với Tập đoàn công nghệ Sabre.

Mới đây, ngày 9/4, Vietnam Airlines và Ngân hàng Citi - một trong những tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ - vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.

anh-1-17442429472901963099955-1744249707383-1744249707505913645474.jpg

Ngoài ra, Vietnam Airlines đang đặt mục tiêu khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà cung cấp máy bay, đàm phán ký kết hợp đồng mua máy bay trong nửa đầu năm 2025 để có thể lấy được lịch giao máy bay theo yêu cầu phát triển đội bay của hãng.

Ước tính, tổng mức đầu tư 50 máy bay thân hẹp Airbus A320NEO hoặc Boeing B737 MAX và 10 động cơ dự phòng là khoảng 3,7 tỷ USD, tương đương 92.800 tỷ đồng.

Về phía Vietjet, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, hãng đã ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay 737 MAX trị giá 12,7 tỷ USD với Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing, nâng tổng đơn hàng cho loại máy bay này lên 200 chiếc.

Vietjet cũng đã ký kết thoả thuận với tập đoàn General Electric (Hoa kỳ) về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ LEAP-1B trị giá 5,3 tỷ USD theo giá công bố của nhà sản xuất. Thoả thuận bao gồm cung cấp động cơ dự phòng và gói dịch vụ nhằm trang bị cho các đơn hàng máy bay mới và hiện đại mà hãng đã đặt hàng.

Năm 2025, Vietjet bắt đầu tiếp nhận các tàu bay Boeing 737 Max đầu tiên trong đơn hàng 200 chiếc trị giá hơn 24 tỷ USD. Hãng hiện cũng đang trong quá trình đàm phán để mở rộng đơn hàng này, phục vụ chiến lược phát triển toàn cầu.

Ngày 9/4, Vietjet và AV AirFinance vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD. Thoả thuận từ AV AirFinance là một phần trong loạt thỏa thuận tài chính trị giá 4 tỷ USD mà Vietjet đã thực hiện cùng các đối tác hàng đầu Hoa Kỳ. Các thỏa thuận phục vụ kế hoạch phát triển đội tàu bay mới, bao gồm gần 300 tàu bay dự kiến được bàn giao trong giai đoạn 2025–2027.

Vietjet đang hợp tác chiến lược với nhiều tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ tổng giá trị hợp đồng gần 50 tỷ USD, cùng các dự án đang đàm phán sâu trị giá khoảng 14 tỷ USD. Riêng lĩnh vực động cơ và dịch vụ kỹ thuật với GE và Pratt & Whitney đã đạt quy mô hơn 10 tỷ USD.

z6490240438506e93676ab7bf880fb7b4dd947a38c6184-1744253576506-17442535766371592838810.jpg

CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) năm 2019 cũng ký thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần 3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Mỹ).

Bamboo Airways đã nhận chiếc Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên vào tháng 12/2019, tuy nhiên, hãng đã ngừng khai thác loại máy bay Boeing B787-9 từ tháng 11/2023.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ

Năm 2025, Vinaconex đặt mục tiêu đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó ban lãnh đạo kỳ vọng mảng kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính dự kiến đóng góp khoảng 70% lợi nhuận, trong khi mảng xây lắp chủ yếu tăng trưởng về quy mô.

Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An Vừa phải giải trình vì cổ phiếu tăng 45% sau 5 phiên trần liên tục, công ty cũ của Vinaconex chứng kiến cú "cắm đầu"

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Bác bỏ “tin đồn” mở sàn giao dịch tài sản số, ông Nguyễn Duy Hưng nói: Đừng coi đây là “meme lùa gà lùa vịt"!

"Đây là xu thế tất yếu và không thể cưỡng lại được. Khi có khung pháp lý, chúng ta đừng coi đây là meme ‘lùa gà lùa vịt’ trên thị trường. Công nghệ blockchain, tiền kỹ thuật số là tương lai và chúng sẽ mang lại giá trị lớn cho nền kinh tế", ông Hưng nói.

Con trai ông Nguyễn Duy Hưng bán hết hơn 47 triệu cổ phiếu SSI Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết