Thủ tướng: Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng dự án khả thi thì có cho vay được không?

Theo Thủ tướng, lúc khó khăn phải có chính sách trên tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" thì mới là phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô - Ảnh: VGP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô - Ảnh: VGP.

Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đã nỗ lực, cố gắng để khắc phục, thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, trong đó có khó khăn, thách thức về vốn.

Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị có tinh thần như hội nghị "Diên Hồng" nhằm bàn việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế, khơi thông nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng nêu rõ, ngân hàng, doanh nghiệp nằm trong một hệ sinh thái kinh tế. Sự phát triển của ngân hàng và doanh nghiệp có liên quan đến nhau và liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng và doanh nghiệp mới phát triển và ngược lại, ngân hàng và doanh nghiệp có phát triển thì đất nước mới phát triển. Mỗi người, mỗi chủ thể phải cùng có trách nhiệm, "góp gió thành bão" để đất nước vượt qua khó khăn thì bản thân mỗi người, mỗi chủ thể mới vượt qua khó khăn được, mới có sự phát triển chung.

Quảng cáo

Thủ tướng chỉ rõ, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đúc rút 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có có bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc và bài học nhân dân làm nên sự nghiệp cách mạng, nhân dân làm nên lịch sử. Ngân hàng cũng có lúc thuận lợi, có lợi nhuận, vậy thì lúc khó khăn phải chia sẻ với người dân, với doanh nghiệp.

Phân tích thêm, Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp bất động sản đang kêu khó tiếp cận vốn. Nhưng trong những năm qua, bất động sản tăng giá nói chung, nếu khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ, vẫn đòi hỏi "một chiều" thì liệu đã có trách nhiệm chung chưa? Theo Thủ tướng, lúc bình thường thì có chính sách bình thường, lúc không bình thường phải có chính sách không bình thường. Lúc khó khăn phải có chính sách trên tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" thì mới là phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển.

Thủ tướng đặt vấn đề: Chính sách phải hết sức linh hoạt, chúng ta không hạ chuẩn các điều kiện cho vay, nhưng chúng ta có linh hoạt được không. Có doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng dự án họ khả thi thì có cho vay được không?

Cũng theo Thủ tướng, tình hình kinh tế thế giới đang có những khó khăn chung, song ở mỗi nước có những khác nhau. Vấn đề toàn cầu cần có cách tiếp cận toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương; vấn đề toàn dân phải có cách tiếp cận toàn dân; song phải nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tình hình Việt Nam, không máy móc.

Thủ tướng lấy ví dụ, chính sách đối ngoại, hội nhập của Việt Nam đang rất thành công, đang chuyển thành nguồn lực, minh chứng rõ nét là đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn FDI rất cao, thể hiện thế giới tin tưởng Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, để tìm ra lời giải cho bài toán tín dụng, cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng phát triển, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", mỗi đại biểu cần phát biểu thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau; phát huy đoàn kết để cùng đóng góp và cần cả sự hy sinh, nhường nhịn; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Thủ tướng lưu ý thêm, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế chúng ta đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu còn hạn chế nên hành động phải thận trọng, chắc chắn, bước đi phù hợp, nhưng phải có lộ trình để ngày càng sử dụng công cụ thị trường nhiều hơn là công cụ hành chính, tiến tới thị trường đầy đủ, theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Tạp chí Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm

Gần đây, nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bức xúc vì bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân. Trước vấn đề này, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Sau hơn 1 năm, Bảo hiểm tiền gửi có Tổng giám đốc mới Ngành bảo hiểm ước tính bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3 Yagi "càn quét" Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý IV/2024: Có nhà băng tăng trưởng 300%

Các chuyên gia của MBS dự báo một số ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong quý IV/2024 như OCB, TPBank và VPBank, ngược lại cũng có những nhà băng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ ra sao trong năm 2025? Giá vàng trong nước giảm sâu, giá USD ngân hàng tăng 28 đồng

HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

HDBank vừa chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA). Khung này được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và nhậ

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

OceanBank chính thức đổi tên

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đồng thời ra mắt nhận diện thương hiệu và website mới.

MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank Oceanbank có Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc mới

Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

TPBank mang đến cho hàng trăm nghìn các shop kinh doanh cơ hội vay vốn ưu đãi lên tới 1 tỷ đồng, với lãi suất 0%, cùng quyền lợi truyền thông“triệu view” miễn phí và hàng loạt phần thưởng tiền mặt khi tham gia Câu lạc bộ (CLB) Shop Tiền Tỷ cùng TPBank.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống